Nâng cao ý thức, trách nhiệm tự quản lý của đảng viên trong các doanh nghi ệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 143 - 148)

- Sách, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm

với công tác quản lý đảng viên.

4.2.6. Nâng cao ý thức, trách nhiệm tự quản lý của đảng viên trong các doanh nghi ệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng

Tự quản của mỗi người hay tự quản của mỗi đảng viên luôn là nhân tố nội lực có tính chất quyết định đến mọi hành vi của con người. Tự quản của mỗi người nói chung là sự tự kiểm soát hành vi của mình phù hợp với các phong tục tập quán truyền thống, các giá trị đạo đức xã hội và hành động đúng với pháp luật của Nhà nước với tư cách là công dân. Tự quản của đảng viên là sự tự ý thức rèn luyện mình, làm theo đúng những quy định của Đảng về tư cách đảng viên, nhiệm vụ của người đảng viên, tự giác thực hiện sự phân công nhiệm vụ của của tổ chức đảng.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm tự quản lý của đảng viên là giải pháp rất quan trọng, có ý nghĩa thiết thực, là khâu đột phá nhằm tăng cường công tác quản lý đảng viên trong các DNNKVNNở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay.

Quản lý và tự quản lý là hai mặt thống nhất, có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau trong một tổ chức. Cùng với hoạt động định hướng, quản lý, giáo dục, rèn luyện của tổ chức, đòi hỏi mỗi thành viên trong tổ chức tự giác ghép mình vào tổ chức, gắn bó với tổ chức, hoạt động trong khuôn khổ của tổ chức, tích cực và nỗ lực tự học tập, rèn luyện, phấn đấu, thực hiện tốt nhiệm vụ mà tổ chức giao cho. Tự quản lý của mỗi cá nhân luôn là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hoạt động của tổ chức, trực tiếp xây dựng tổ chức vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam. Đảng viên của Đảng là những người thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, sinh hoạt và hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng. Hoạt động trong khuôn khổ của tổ chức đảng, tự giác thực hiện nhiệm vụ của đảng viên; chịu sự quản lý, giáo dục, rèn luyện của cấp ủy và tổ chức đảng; tự giác và nghiêm túc chấp hành các quy định, kỷ luật của Đảng là đặc trưng nổi bật trong phẩm chất của người đảng viên, là cơ sở bảo đảm cho người đảng viên thực sự xứng đáng là chiến sĩ cách

mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.

Giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có những biến động phức tạp, khó lường. Trong nước, các thế lực phản động, thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ; thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” từ nội bộ. Mặt trái cơ chế thị trường, xu thế hội nhập, mở cửa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đến hoạt động của đội ngũ đảng viên. Nâng cao ý thức, trách nhiệm tự quản lý của đảng viên không những là yêu cầu khách quan, thường xuyên mà còn trở thành đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Chỉ khi nào mỗi đảng viên thực sự là chủ thể tích cực của quá trình tự quản lý, tự giáo dục, tự kiểm tra, kiểm soát được hành vi của mình, nghiêm khắc với những sai lầm khuyết điểm của bản thân, tự giác tu dưỡng, rèn luyện ở mỗi lúc, mỗi nơi thì mới khắc phục có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, mới phòng, chống có hiệu quả nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ nội bộ.

Tự quản lý của đảng viên trong các DNNKVNN ở đồng bằng sông Hồng là toàn bộ những hoạt động của đảng viên trong tự nhận xét, tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ và phẩm chất, năng lực của đảng viên; tự giác tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt; luôn ghép mình vào khuôn khổ của tổ chức, thực hiệnnghiêm kỷ luậtcủa Đảng. Tự quản lý của đảng viên là quá trình “tự soi”, “tự sửa”; là hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các giá trị, chuẩn mực đạo đức cách mạng, với yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người đảng viên và hành động đúng với nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tự quản lý của đảng viên có nội dung rất toàn diện, gắn với nhiệm vụ và hoạt động của đảng viên. Trước hết, tự quản lý của đảng viên được biểu hiện cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ của đảng viên; mỗi đảng viên đều phải tự giác và nỗ lực phấn đấu để thực hiện tốt nhiệm vụ đảng viên được xác định ở Điều 2, Chương 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Tự quản lý của đảng viên được biểu hiện rõ nétở ý thức tự ghép mình vào khuôn khổ của tổ chức, hoạt động trong khuôn khổ tổ chức, chịu sự quản lý, giáo dục, rèn luyện và sự phân công của tổ chức. Luôn tự

kiểm tra, đánh giá về phẩm chất, năng lực công tác của bản thân, có ý thức trách nhiệm cao trong tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, năng lực công tác, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Tự quản lý của đảng viên được biểu hiện sinh động ở ý thức tự giác chấp hành kỷ luật Đảng, luôn tự giác và gương mẫu hoạt động theo các nguyên tắc, quy định của Đảng; chấp hành nghiêm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy, tổ chức đảng, quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm.

Để nâng cao ý thức, trách nhiệm trong tự quản lý của đội ngũ đảng viên trong các DNNKVNN, cần thực hiện tốt một số biện pháp chủ yếu sau đây:

Một là, xây dựng động cơ đúng đắn và trách nhiệm cao trong hoạt động tự quản lý của đảng viên.

Tự quản lý là hoạt động tự giác, mang tính độc lập của chủ thể. Đó là quá trình “hướng nội”, “tự thân vận động”, được thôi thúc bởi “nội lực” - động cơ bên trong. Hoạt động đó chỉ thực sự có hiệu quả khi các đảng viên trong các DNNKVNN ở đồng bằng sông Hồng có nhu cầu tự hoàn thiện mình để phấn đấu vươn lên. Vì thế, đòi hỏi trước tiên trong tự quản lý của đội ngũ đảng viên là họ phải có nhu cầu, động cơ, thái độ đúng đắn và có trách nhiệm cao. Luôn coi tự quản lý, tự tu dưỡng, rèn luyện, không ngừng phấn đấu vươn lên là nghĩa vụ, là trách nhiệm chính trị của bản thân đối với Đảng, với nhân dân. Mỗi đảng viên phải thực hiện tốt quan điểm của Đảng được thể hiện ở Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 (lần 2) khóa VIII: “Cán bộ, đảng viên phải tự giác rèn luyện về đạo đức, lối sống, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; gương mẫu giữ gìn phẩm chất đạo đức của người cộng sản, đề cao tinh thần đoàn kết, chống chủ nghĩa cá nhân; chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, chú ý giáo dục, thuyết phục gia đình cùng thực hiện”[34, tr.28-32].

Mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự là một tấm gương sáng về ý chí, nghị lực tự quản lý, tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong công tác cũng như trong cuộc sống để cho quần chúng, nhân dân học tập và noi theo. Xây dựng động cơ

đúng đắn, ý thức trách nhiệm cao trong tự quản lý còn đòi hỏi đội ngũ đảng viên phải nghiêm khắc đấu tranh với bản thân về những biểu hiện của tư tưởng thỏa mãn, dừng lại, hoặc giản đơn, xem thường việc tự quản lý, tu dưỡng, rèn luyện. Đồng thời, đấu tranh phê phán những biểu hiện tự do, vô kỷ luật, không ghép mình vào khuôn khổ tổ chức, không chịu sự quản lý của tổ chức; thiếu ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện dẫn đến suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống cách mạng.

Hai là, mỗi đảng viên phải có ý chí quyết tâm cao trong tự quản lý.

Tự quản lý là quá trình “tự chiến đấu” để “chiến thắng” bản thân, đó là quá trình vô cùng khó khăn, gian khổ, phức tạp. Thực tế cho thấy, nhiều đảng viên đã vững vàng trong chiến đấu, kiên cường, bất khuất khi đối mặt với quân thù, coi thường sự hy sinh mất mát của bản thân, nhưng lại gục ngã trước những cám dỗ của cuộc sống đời thường, trước những “viên đạn bọc đường”. Bởi vậy, mỗi đảng viên không những phải có động cơ đúng đắn, có trách nhiệm cao trong “tự soi”, “tự sửa”, mà còn phải có ý chí quyết tâm, luôn tỉnh táo và tìm mọi cách để vượt qua những lôi kéo, cám dỗ, mua chuộc từ các thế lực thù địch cũng như những đòi hỏi, ham muốn, những tính toán ích kỷ của chủ nghĩa cá nhân trỗi dậy từ bên trong. Dù điều kiện thuận lợi hay khó khăn, đảng viên đều phải kiên nhẫn, bền bỉ, có nỗ lực cao để không ngừng phấn đấu vươn lên, không bị sa ngã, bị chệch hướng dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Để tự quản lý có hiệu quả, mỗi đảng viên phải đặt mình vào trong tập thể và chịu sự quản lý, giáo dục của tổ chức, tham gia tích cực vào các phong trào, các hoạt động của doanh nghiệp. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng chí, đồng nghiệp, cũng như những đóng góp của nhân dân. Luôn tự điều chỉnh hành vi, thái độ cho phù hợp với yêu cầu chung của tập thể và của dư luận tích cực trong cơ quan, đơn vị. Đề cao tự phê bình và phê bình, có quyết tâm sửa chữa những thiếu sót, khuyết điểm, kiên quyết đấu tranh với biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng.

Ba là, gắn quá trình tự quản lý của đảng viên với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Ngày 07-11-2006, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành Chỉ thị 06-CT/TW, về “Tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Kết quả cuộc vận động đã khẳng định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng và cần thiết, có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Vì vậy, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chỉ thị xác định: Đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào sinh hoạt thường xuyên của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể. Lấy kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh làm một tiêu chí để đánh giá, phân loại đảng viên, tổ chức đảng hằng năm.

Các doanh nghiệp, địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện của đảng viên gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự thống nhất cao về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, coi đây là công việc thường xuyên hằng ngày, là trách nhiệm chính trị của mọi đảng viên. Đề cao ý thức tự giác quản lý, tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người, nhất là vai trò gương mẫu của đảng viên là cán bộ chủ chốt các cấp, của người đứng đầu, của cấp trên. Phải làm cho việc học tập, rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng đạo đức của đảng viên trở thành hành động tự giác, tự nguyện, tự thân trong mỗi người và là thước đo lòng cao thượng của họ.

Bốn là, tăng cường sự định hướng, kiểm tra, giúp đỡ của cấp uỷ, tổ chức đảng đối với tự quản lý của đảng viên.

Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp phải thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, bồi dưỡng thế giới quan, tư duy khoa học, làm cho đảng viên luôn nhận thức sâu sắc về mục tiêu lý tưởng chiến đấu, về trách nhiệm và nghĩa vụ…, tạo ra nhu cầu và khả năng để đảng viên thực hiện tự quản lý, tự tu dưỡng, rèn luyện có hiệu quả. Đồng thời, làm tốt việc hướng dẫn, giúp

đảng viên lựa chọn và phát triển những giá trị chính trị, đạo đức tốt đẹp, có phương pháp tự tu dưỡng, rèn luyện phù hợp.

Cùng với việc thường xuyên khuyến khích nhu cầu tự quản lý, tu dưỡng, rèn luyện, định hướng sự phấn đấu rèn luyện cho đảng viên, cấp ủy, tổ chức đảng còn phải xác lập và tạo ra môi trường, điều kiện khách quan thuận lợi để đội ngũ đảng viên tự quản lý. Kịp thời phản ánh những vấn đề mang tính phổ biến, những bức xúc trong cuộc sống như về nơi ăn ở, các dịch vụ công cộng, điều kiện an ninh và những vấn đề đảm bảo cho cuộc sống của gia đình vợ con đảng viên, công nhân để báo cáo kiến nghị với chính quyền các cấp giải quyết. Quan tâm xây dựng tổ chức đảng trong các doanh nghiệp trong sạch vững mạnh, có tập thể đoàn kết gắn bó, dân chủ được phát huy, kỷ luật được tăng cường và củng cố, chế độ tự phê bình và phê bình trở thành nền nếp. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra của cấp ủy đối với hoạt động tự quản lý của đảng viên. Nắm chắc tình hình, kịp thời cổ vũ, động viên những thành tích và kết quả đạt được, biểu dương, khen thưởng những đảng viên làm việc tốt, tận tụy, trong sạch. Đồng thời, uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc xử lý nghiêm những hiện tượng vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, lối sống. Để phát huy tinh thần tự quản của đảng viên được chú trọng và phát huyở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn, trước những tác động của xã hội và trước những thông tin nhiều chiều hiện nay Đảng ta cần quy định cụ thể việc tự quản của mỗi đảng viên nói chung và đảng viên trong các DNNKVNN nói riêng.

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 143 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)