- Sách, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm
K ết luận chương
3.2.1.1. Về nội dung quản lý đảng viên
Các cấp uỷ đảng, chính quyền ở các tỉnh, thành phố ĐBSH đã đầu tư lớn về mọi mặt nhằm khẩn trương xây dựng, củng cố và phát triển TCCSĐ trong các DNNKVNN, thể hiện bằng nghị quyết, chỉ thị, đề án và các kế hoạch cụ thể.
Ở Thành phố Hà Nội, ngoài các nghị quyết, đề án, Thành uỷ đã ban hành Kế
hoạch số 47-KH/BCĐTU ngày 02/3/2012 của Ban Chỉ đạo Thành phố về tổ chức thực hiện nghị quyết và kế hoạch hằng năm của Ban Chỉ đạo xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các DNNKVNN trên địa bàn thành phố; Quyết định số 1371-QĐ/BCĐ ngày 01/3/2012 "về việc giao chỉ tiêu thành lập mới tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn Thành phố”; Quy định
số 1774-QĐ/TƯ ngày 19/6/2012 quy định tạm thời một số điểm khi thành lập Đảng bộ khối doanh nghiệp, đảng bộ cụm công nghiệp trực thuộc quận, huyện, thị uỷ; Quyết định số 2100-QĐ/TU ngày 5/9/2012 “về việc ban hành Quy định tạm thời một số chế độ, định mức chi hỗ trợ tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn Thành phố".
Để thực hiện có kết quả Nghị quyết số 09-NQ/TU của BTV Thành uỷ, BTV các quận, huyện, thị uỷ đã thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ công tác giúp việc. Trên cơ sở phân bổ chỉ tiêu của Thành uỷ, các quận, huyện, thị uỷ đã thực hiện sắp xếp, bố trí, phân công cán bộ chuyên trách thuộc Ban Tổ chức để làm tốt công tác tham mưu, theo dõi thực hiện Nghị quyết 09 - NQ/TƯ. Đối với các Đảng uỷ Khối và Đảng uỷ Tổng công ty trực thuộc Thành uỷ không thành lập Ban chỉ đạo, thực hiện ngay việc phân công một đồng chí Uỷ viên BTV cấp uỷ trực tiếp phụ trách công tác phát triển tổ chứcđảng và các đoàn thể nhân dân ngoài khu vực nhà nước của doanh nghiệp của mình.
Đối với những doanh nghiệp chưa có đảng viên hoặc chưa đủ đảng viên để thành lập chi bộ theo quy định Điều lệ Đảng, BTV các quận, huyện, thị uỷ, đảng uỷ trực thuộc đã phân công cấp ủy viên, đảng viên có kinh nghiệm, phối hợp với các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp phát hiện, bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng viên để khi có đủ điều kiện sẽ triển khai thành lập tổ chức đảng mới. Một số nơi có cách làm sáng tạo, cử đảng viên đang công tác tại các ban đảng của các quận, huyệnủy, đảng ủy Khối xuống sinh hoạt tại doanh nghiệp để giúp thành lập chi bộ ở những DNNKVNN chưa đủ số lượng đảng viên theo quy định. Ban hành cơ chế hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của TCCS đảng và các đoàn thể nhân dân trong các DNNKVNN; hàng quý giao ban kiểm điểm tiến độ triển khai các chỉ tiêu về thành lập TCCS đảng, các đoàn thể và kết nạp đảng viên mới trong các loài hình doanh nghiệp này; có sơ tổng kết và khen chê kịp thời. Trong hơn hai năm triển khai thực hiện hướng dẫn số: 17 – HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương và Nghị quyết 09- NQ/TU của Thành ủy, Hà Nội đã kết nạp được 19 chủ doanh nghiệp tư nhân vào đảng, trong đó: có hai đồng chí là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc, 04 đồng chí là chủ tịch HĐQT, 11 đồng chí là tổng giám đốc. Hàng năm lãnhđạo thành phố
đều tổ chức gặp gỡ, đối thoại với chủ doanh nghiệp ngoài khu vực nhànước để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm [79].
Ở Thành phố Nam Định đã tổ chức hội nghị toạ đàm “Nâng cao chất lượng
hoạt động của TCCSĐ trong doanh nghiệp tư nhân”, mời chủ doanh nghiệp ngoài khối tham gia để giao lưu, tìm hiểu, tuyên truyền vai trò của tổ chức đảng và đảng viên trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh khảo sát, nắm tình hình, số lượng đảng viên đang làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Nam Định (tập trung khảo sát 52 doanh nghiệp tại khu công nghiệp Hoà Xá). Tiếp cận với các doanh nghiệp có đủ số luợng đảng viên, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, vận động những đảng viên trong các doanh nghiệp làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng từ nơi cư trú về nơi làm việc, tuyên truyền thuyết phục chủ doanh nghiệp thành lập tổ chức đảng [88].
Ở tỉnh Quảng Ninh, đã chuyển các chi bộ trực thuộc đảng ủy xã, phường, các chi bộ cơ sở có ít đảng viên, hợp nhất các tổ chức đảng hoạt động phân tán thành mô hình hoạt động chung và chuyển đảng viên trong doanh nghiệp đangsinh hoạt ở nơi cư trú để thành lập đảng bộ cơ sở Khối các DNNKVNN.Cùng với những nỗ lực trong công tác xây dựng tổ chức đảng trong DNNKVNN, công tác quản lý đảng viên được các cấp uỷ có thẩm quyền chú trong toàn diện [90]. Cụ thể:
*Về quản lý số lượng đảng viên
Trong quá trình thành lập các TCCSĐ, nếu doanh nghiệp nào chỉ có 1-2 đảng viên đều được giới thiệu sinh hoạt ghép. Ở các chi bộ, TCCSĐ đều có sổ theo dõi sự biến đổi các thông tin về số lượng đảng viên được kết nạp mới; số đảng viên qua đời; số đảng viên chuyển đi, chuyển đến; số đảng viên bị xóa tên trong danh sách đảng viên của đảng bộ. Ở những doanh nghiệp đã có 1-2 đảng viên phải chuyển sinh hoạt ghép thì công tác phát triển đảng viên mới được chú trọng đặc biệt. Mục tiêu trước mắt là kết nạp để có đủ điều kiện thành lập chi bộ, tạo điều kiện bước đầu hết sức quan trọng trong công tác xây dựng Đảngở DNNKVNN.
*Về quản lý chất lượng đội ngũ đảng viên
Về cơ bản, các cấp uỷ đảng, nhất là đảng ủy, chi uỷ đã chủ động nắm được đội ngũ đảng viên của mình về phẩm chất, năng lực, quá trình biến đổi về chất lượng đảng viên. Đó là các thông tin về đảng viên như trìnhđộ bằng cấp, chế độ học tập, bồi dưỡng về chuyên môn, lý luận chính trị.
Những diễn biến về tư tưởng của đảng viên đều được quan tâm. Những dấu hiệu lệch lạc về quan điểm, lập trường chính trị của người đảng viên được phân tích, phê phán kịp thời. Do nhiều tác động của xã hội, do việc làm đời sống của công nhân, của đảng viên còn nhiều khó khăn, có lúc đảng viên bi quan chán nản nên cấp uỷ đảng đã thường xuyên định hướng, giáo dục, giúp đỡ đảng viên có suy nghĩ và hành động đúng đắn theo đúng quy định về tư cách của người đảng viên cộng sản.
Do đó, trong điều kiện đầy biến động chính trị trên thế giới và những diễn biến phức tạp trong nước nhưng đảng viên trong các DNNKVNN ở ĐBSH vẫn trung thành với Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng.
Trong điều kiện nhiều đảng viên sống xa nhà, dễ phát sinh những tiêu cực trong cuộc sống nhưng các cấp uỷ đảng đã thường xuyên giáo dục nâng cao đạo đức, lối sống cho đảng viên trong chi bộ. Những biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống đều được phê phán, cảnh báo thường xuyên trong các cuộc họp chi bộ. Đồng thời, các chi bộ đã chú trọng việcgiáo dục tinh thần gương mẫu của đảng viên về đạo đức, lối sống để quần chúng noi theo.
Từ mỗi buổi sinh hoạt chi bộ, từng đảng viên đều được phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực và sở trường. Qua các hoạt động của đảng viên, sự gương mẫu, năng lực tổ chức được thể hiện, đã có nhiều đảng viên được chủ doanh nghiệp lựa chọn, bổ nhiệm giữ cương vị phụ trách các đơn vị, bộ phậncủa doanh nghiệp.
Chi bộ thường xuyên kiểm điểm và yêu cầu đảng viên phải không ngừng cố gắng học tập nâng cao trìnhđộ chính trị, văn hóa, khoa học – công nghệ, ngoại ngữ, tin học và rèn luyện về bản lĩnh chính trị, tích lũy kinh nghiệm công tác thực tiễn để có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Công tác quản lý những hoạt động cơ bản của đảng viên tại nơi cư trú và ngoài xã hội cũng được các chi bộ, cấp uỷ đảng quan tâm. Hoàn cảnh gia đình, điều kiện ăn ở của đảng viên trong điều kiện hiện nay còn nhiều khó khăn nhưng các cấp uỷ đảng vẫn cố gắng đến mức cao nhất trong việctheo dõi, xem xét, đánh giá các quan hệ của đảng viên đó trong gia đình, vợ, con, họ hàng theo các quan hệ đạo đức là chủ yếu. Nhìn chung đảng viên chấp hành tốt các quy định của pháp luật, quy định địa phương nơi cư trú và giữ đúng quan hệ đạo đức, không có điều tiếng lớn hay vi phạm phải xử lý kỷ luật.
*Về quản lý cơ cấu đội ngũ đảng viên.
Trong điều kiện ngày càng khó khăn trong việc kết nạp đảng viên trong các DNNKVNN ở ĐBSH, việc theo dõi, đánh giá, nhận định cơ cấu đội ngũ đảng viên được các cấp ủy ở các tỉnh ĐBSH coi trọng. Những bất hợp lý trong cơ cấu như điều kiện, hoàn cảnh và nguồn kết nạp đảng viên được chú trọng tìm ra các biện pháp khắc phục. Đó là cơ cấu ngành chuyên môn, ngày càng thấp tỷ lệ đảng viên là người trực tiếp sản xuất vào Đảng. Độ tuổi bình quân không được cải thiện theo hướng trẻ hoá. Tỷ lệ nữ, người dân tộc vào Đảng đã ít lại còn ít hơn so với nam giới.
*Về quản lý hồ sơ và thẻ đảng viên
Các cấp uỷ đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý hồ sơ đảng viên, chú trọng phân công cán bộ quản lý, lưu giữ lý lịch đảng viên và các văn bản có liên quan đến đảng viên.
Qua công tác quản lý hồ sơ và thẻ đảng viên, các cấp uỷ đảng đã hiểu biết sâu sắc hơn điều kiện hoàn cảnh của từng đảng viên, chia sẻ, động viên đảng viên hoàn thành nhiệm vụ. Lý lịch đảng viên, các quyết định kết nạp vào Đảng, công nhận đảng viên chính thức, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và các bản kiểm điểm, nhận xét đảng viên, xếp loại đảng viên hằng năm hay giấy chuyển sinh hoạt đảng…đều được xác định là tài liệu mật của Đảng, phải được tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng quy định.
Việc phát thẻ và quản lý thẻ đảng viên được tiến hành thường xuyên nghiêm túc theo hướng dẫn của cấp trên. Đảng ủy có thẩm quyền xét và làm thủ tục đề nghị về phát thẻ đảng viên, cấp lại thẻ đảng viên bị mất hoặc bị hỏng; tổ chức lễ phát thẻ đảng viên; định kỳ mỗi năm một lần tổ chức kiểm tra thẻ đảng viên; thu hồi thẻ đảng viên của người đã ra khỏi Đảng nộp lên cấp ủy cấp trên.
Việc đánh giá, phân loại chất lượng đảng viên thực hiện theo Hướng dẫn số 27- HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương ngày 25/9/2014 về đánh giá, phân loại chất lượng của TCCSĐ và đội ngũ đảng viên, căn cứ vào 4 nội dung: về tư tưởng chính trị; về phẩm chất và đạo đức, lối sống; về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vềý thứctổ chức kỷ luật.