Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, đảng viên và quần chúng về việc xây dựng, phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 119)

- Sách, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm

nhà nước ở đồng bằng sông Hồng

4.2.1.1. Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, đảng viên và quần chúng về việc xây dựng, phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp

chúng về việc xây dựng, phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng hiện nay

Ý chí quyết tâm xây dựng đội ngũ đảng viên và quản lý chặt chẽ đội ngũ đảng viên trong DNNKVNN ở ĐBSH phụ thuộc trước hết vào nhận thức về việc xây dựng, phát triển tổ chức đảng trong DNNKVNN. Nhận thức, ý thức trách nhiệm về sự lãnhđạo,chỉ đạo của cấp ủy đảng các cấp đối với công tác xây dựng Đảng trong DNNKVNN là nhân tố trực tiếp có tính quyết định đến thành công của công tác xây

dựng Đảng nói chung và công tác đảng viên, quản lý đảng viên trong DNNKVNN. Nhiều trường hợp, việc xây dựng tổ chức đảng, công tác phát triển đảng trong DNNKVNN chậm, thậm chí khi thành lập rồi nhưng hoạt động cầm chừng, lúng túng, nhàm chán là do chính sự nhận thức không đúng đắn của cấp uỷ các cấp. Việc xây dựng và phát triển tổ chức đảng trong DNNKVNN vốn đã rất khó khăn nhưng tư tưởng coi nhẹ, không mặn mà với việc xây dựng, phát triển đảng trong DNNKVNN là nguyên nhân dẫn đến sự chùn bước trước những khó khăn, thử thách đó. Trên thực tế, khi DNNKVNN phát triển rất nhanh, yêu cầu xây dựng hệ thống chính trị tương xứng với sự phát triển của DNNKVNN đã được Đảng ta đặt ra rất sớm (Chỉ thị 07 của Bộ Chính trị khoá VIII) năm 1996 với những quan điểm rõ ràng, khẳng định sự quyết tâm cao của Trung ương Đảng trong việc xây dựng và phát triển tổ chức đảng trong điều kiện có thể ở tất cả các doanh nghiệp – nơi có quần chúng, công nhân, người lao động.Tuy nhiên những chủ trương đúng đắn của Đảng chưa thực sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của một số cấp uỷ đảng và đảng viên. Thể hiện rõ nhất là sau hai mươi năm triển khai thực hiện, mới chỉ có 2.009 tổ chức đảng trên tổng số 165.348 DNTN (số DNTN có tổ chức đảng chỉ chiếm 1,22%) với 29.459 đảng viên. Đó là con số quá ít, không tương xứng với sự phát triển của DNTN nói riêng và DNNKVNN nói chung và không đạt yêu cầu đề ra. Không thể phủ nhận được là có quá nhiều khó khăn trong việcxác lập, củng cố, nâng cao vai trò của tổ chức đảng trong DNNKVNN do vị thế của tổ chức đảng ở đó, do đảng viên không muốn chuyển về sinh hoạt và những khó khăn khác nữa nhưng rõ ràng nếu cấp uỷ có ý chí quyết tâm cao, chỉ đạo quyết liệt thì tổ chức đảng trong DNNKVNN vẫncó thểphát triển tốt.

Để có được nhận thức đúng đắn về việc xây dựng, phát triển tổ chức đảng trong DNNKVNN, các cấp uỷ đảng phải thống nhất được yêu cầu khách quan của việc thành lập tổ chức đảng, cảm nhận được nhu cầu bức xúc của công nhân, người lao động cần có được tổ chức để bảo vệ quyền lợi thiết thân hằng ngày cho họ. Trong khi tổ chức Công đoàn được thành lập theo Luật cũng rất chậmvà không ít nơi hoạt động còn hình thức, đối phó, làm cho công nhân ở đó bị vi phạm hợp đồng lao

động, thiệt thòi nhiều mặt trong thu nhập, việc làm, đóng bảo hiểm xã hội, những điều kiện bảo hộ lao động và nhiều vấn đề xã hội khác trongvà ngoài DNNKVNN. Ở đó đông đảo công nhân, người lao động rất cần có sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức đảng. Bản thân tổ chức Công đoàn cũng rất cần chỗ dựa tinh thần và sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp thường xuyên có hiệu quả đích thực từ tổ chức đảng trong DNNKVNN. Trong khi đó, chính bản thân một số chủ DNNKVNN – nơi chưa có tổ chức đảng cũng chưa thật “mặn mà” với việc thành lập tổ chức đảng ở đó vì họ cho rằng chẳng mấy tác dụng, thậm chí chỉ để “soi mói” làm cho DNNKVNN khó làm ăn, mất thời gian, tốn kém về cơ sở vật chất mà thôi. Mặt khác, nếu tổ chức đảng thực sự hoạt động có hiệu quả sẽ tập hợp được sức mạnh trí tuệ của tập thể, góp ý cho chủ doanh nghiệp về phương thức sản xuất kinh doanh, làm cho doanh nghiệp hoạt động đúng hướng, vận động công nhân phát huy tinh thần trách nhiệm, chung sức xây dựng doanh nghiệp thì tổ chức đảng có được vị thế của mình, phát triển ổn định, hiệu quả.

Việc giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, sự cần thiết phải thành lập tổ chức đảng, công tác đảng viên nói chung và quản lý đảng viên nói riêng phải được tiến hành thường xuyên và bản thân tổ chức đảng đã được thành lập phải thực sự phát huy tác dụng thì giáo dục mới có ý nghĩa. Chỉ khi nào nhận thức đúng đắn dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn vững chắc thì công tác xây dựng, phát triển tổ chức đảng, đảng viên trong DNNKVNN mới ổn định, tạo nên sức mạnh, uy tín, điều kiện thực tế để các tổ chức đảng hoạt động thuận lợi, đem lại hiệu quả thực tế, được xã hội, công nhân, người lao động và chủ doanh nghiệp thừa nhận.

Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho từng chủ thể của công tác xây dựng tổ chức đảng, cơ quan quản lý Nhà nước và đảng viên, công nhân, người lao động, chủ doanh nghiệp phải được tiến hành riêng với nhiều hình thức khác nhau và ở nhiều thời điểm thích hợp khác nhau và phải kiên trì, bền bỉ, gắn với việc nêu gươngsáng, những điển hình tiên tiếncủa những tổ chức đảng nơi đã thành lập. Từ phân tích trên cho thấy cần phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy

đảng, đảng viên và quần chúng nhân dân về công tác xây dựng Đảng, công tác quản lý đảng viên trong các DNNKVNN là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)