Tình hình thế giớ

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 112 - 114)

- Sách, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm

quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng

4.1.1.1. Tình hình thế giớ

Tình hình thế giới có nhiều thay đổi đang tác động nhiều mặt và chi phối mạnh mẽ đến đảng viên, quần chúng nhân dân, giai cấp công nhân, đội ngũ đảng viên nói chung và đảng viên trong DNNKVNN. Các nhà lý luận hiện nay, kể cả ở các nước tư bản vẫn thừa nhận dự đoán thiên tài của C. Mác về vai trò của cách mạng khoa học- công nghệ. Những bước phát triển nhảy vọt về chất đã biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp, dẫn đến sự ra đời của nền kinh tế tri thức. Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhảy vọt, đồng thời bản thân khoa học - công nghệ là lực lượng sản xuất mới, hiện đại. Khoa học, công nghệ, tri thức là tài sản chung của cả loài người không của riêng ai, của giai cấp hay dân tộc nào. Song hiện nay những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ lại do các tập đoàn tư bản lớn và các nước tư bản phát triển chi phối.

Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ, của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức đã trở thành xu thế tất yếu khách quan, không chỉ đối với các nước phát triển mà đối với cả các nước đang phát triển, kể cả Việt Nam. Hiện nay trên thế giới hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang,

xung đột dân tộc, tôn giáo, sắc tộc, các hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, bạo loạn chính trị, khủng bố vẫn diễn ra gay gắt, gia tăng với những phương thức mới; các tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường, các hoạt động nghe lén, chiếm đoạt thông tin, bí mật quốc gia... vẫn tiếp tục gia tăng, phức tạp và tinh vi, gây căng thẳng trong quan hệ giữa các nước. Cục diện thế giới đa cực thể hiện rõ hơn, xu thế dân chủ trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối và tác động mạnh mẽ hơn các quan hệ quốc tế. Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, đạt những thành tựu mới, tác động ngày càng lớn đến sự phát triển mọi mặt của nước ta. Trong khi đó,CNXH vẫn trong tình trạng thoái trào. Một số Đảng cầm quyền đã kiên trìđường lối đổi mới, cải cách trên cơ sở nhận thức lại, nhận thức mới về CNXH, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế. Các đảng cánh tả, đảng cầm quyền ở các nước Châu Mỹ La tinh chủ trương đưa đất nước đi lên theo hướng xã hội chủ nghĩa theo cách thức riêng và là nguồn cổ vũ, động viên và khích lệ nhân dân ở nhiều nước trên thế giới trong công cuộc xây dựng đất nước vững mạnh vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn những bất ổn mới. Tương quan sức mạnh kinh tế giữa các nước, sự cạnh tranh về vị thế kinh tế và sự chi phối kinh tế thế giới giữa các nước lớn sẽ tiếp tục phức tạp và gay gắt. Hiện nay và thời gian tới, cạnh tranh về kinh tế - thương mại, tranh giành nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao ...giữa các nước, nhất là các nước lớn sẽ gay gắt và phức tạp hơn. Những mâu thuẫn của thời đại vẫn gay gắt và ngày càng gay gắt hơn. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội tiếp tục phát triển. Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn biến phức tạp.

Nhiều vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh lớn... sẽ tiếp

tục diễn biến phức tạp hơn đòi hỏi các quốc gia, các tổ chức quốc tế tăng cường phối hợp và tích cực giải quyết.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á (ASEAN)đã và sẽ trở thành khu vực phát triển năng động nhấtcủa thế giới, nhưng đã xuất hiện nhiều nhân tố gây phức tạp, mất ổn định; tranh chấp lãnh thổ, không phận, nhất là biển, đảo, ngày càng gay gắt, căng thẳng hơn, tiềm ẩn những xung đột khó lường giữa một số nước. Sự xuất hiện chủ nghĩa nước lớn, sự vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh hải của Trung Quốc đối với Việt Nam qua sự kiện hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 đã gây quan ngại sâu sắc trong các nước trong khu vực và trên thế giới. Khối ASEAN tuy còn nhiều khó khăn trong hoạt động, song sẽ tiếp tục giữ và thể hiện rõ vai trò quan trọng trong giải quyết những vấn đề phức tạp trong khu vực Đông Nam Á và góp phần giải quyết những vấn đề trong khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)