- Sách, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm
ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay
2.2.2.2. Phương thức quản lý đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước
vực nhà nước
Phương thức quản lý đảng viên là biện pháp, cách thức mà tổ chức đảng sử
dụng để quản lý đảng viên có hiệu lực hiệu quả, đảm bảo đượcmục tiêu quản lý.
Mục tiêu quản lý đảng viên thực chất cũng là nhằm xây dựng, rèn luyện đội ngũ đảng viên. Đó là một trong những biện pháp của tổ chức đảng, của mỗi đảng viên nhằm nâng cao chất lượng từng đảng viên và cả đội ngũ đảng viên về số lượng, chất lượng, cơ cấu đồng bộ, bảo đảm đội ngũ đảng viên thực sự tiền phong, gương mẫu, được quần chúng nhân dân tín nhiệm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Nâng cao chất lượng của từng đảng viên để đảng viên đạt được các tiêu chí cụ thể là: phẩm chất chính trị phải vững vàng; phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, lành mạnh, trình độ mọi mặt đáp ứng nhiệm vụ được giao, có năng lực công tác, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; thường xuyên giữ mối quan hệ mật thiết với quần chúng, có tinh thần học tập, tu dưỡng... được thể hiệnở hiệu quả thiết thực của hành động, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chất lượng của từng đảng viên là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng của cả đội ngũ, của tổ chức đảng.
Xây dựng cả đội ngũ với tính cách là một chỉnh thể, thể hiệnở số lượng phải đi đôi với chất lượng, cơ cấu đội ngũ hợp lý, có tỷ lệ cân đối về giới tính, dân tộc, tôn giáo, độ tuổi. Đội ngũ đảng viên phải được phân bố đều đặn khắp các đơn vị.
Đội ngũ đảng viên phải được sự quan tâm của tổ chức đảng trong việc duy trì sinh hoạt đúng quy định, có chất lượng cao; quản lý chặt chẽ; kiểm tra, giám sát thường xuyên; kỷ luật nghiêm minh nếu có sai phạm.
Chất lượng cuối cùng của đội ngũ đảng viên là kết quả của việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị nói chung và hoàn thành nhiệm vụ mà từng đảng viên được phân công nói riêng.
Thông qua việc giao nhiệm vụ cho đảng viên và việc thực hiện đầy đủ, đúng đắn các quy định, hướng dẫn của cấp trên về nhiệm vụ đảng viên.
Các quy định, hướng dẫn của cấp trên là căn cứ quan trọng để các cấp uỷ, chi bộ tiến hành quản lý đảng viên. Thực chất việc nắm thông tin về đảng viên là nắm những quy định của Đảng có liên quan đến đảng viên và đối chiếu, so sánh vận dụng vào từng đảng viên để biết việc gì của đảng viên làm là đúng, việc gì mà đảng viên làm là không đúng.
Các văn kiện quan trọng cần nắm vững để quản lý đảng viên là Điều lệ Đảng, Quy định số 47 – QĐ/ TW của Ban Chấp hành Trung ương về 19 điều đảng viên không được làm, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ mà đảng viên được tổ chức đảng phân công. Quy trình nắm và xử lý thông tin, nhắc nhở kiểm điểm, yêu cầu đảng viên nói đúng, làm đúng các quy định của Đảng là rất cần thiết, tránh sai sót, vi phạm và có thể gây mất đoàn kết trong tổ chức đảng.
Thứ hai, quản lý đảng viên thông qua việc quản lý của chi bộ đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, qua việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, xây dựng chi bộ đảng trong sạch vững mạnh.
Chi bộ là tổ chức gắn bó mật thiết nhất với mỗi đảng viên, nơi đảng viên trực tiếp sinh hoạt, công tác có điều kiện để hiểu rõ từng hành vi, quá trình phấn đấu của đảng viên. Chi bộ cũng là nơi thực hiện tốt nhất công tác xây dựng đội ngũ đảng viên vững mạnh thông qua sinh hoạt thường xuyên hằng tháng, kiểm điểm nhắc nhở, góp ý cho từng đảng viên để điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc để đảng viên tiến bộ không ngừng. Đảng viên là người đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào quần chúng, trực tiếp tổ chức, giáo dục và lãnhđạo quần chúng thực hiện. Đảng viên là người duy trì và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng. Mặt khác, phong trào cách mạng của quần chúng là môi trường tốt nhất để giáo dục, rèn luyện đảng viên, sàng lọc đội ngũ đảng viên. Chính phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở là trường học lớn để đội ngũ đảng viên thể hiện phẩm chất và năng lực của mình. Đồng thời, phong trào cách mạng của quần chúng giúp đảng
viên tự hoàn chỉnh mình, để đảng ủy, chi bộ làm tốt hơn nữa công tác quản lý đảng viên.
Thứ ba, thông qua chi uỷ, ban Mặt trận Tổ quốc nơi đảng viên cư trú.
Đảng viên trong DNNKVNN chỉ làm việc khoảng 1/3 thời gian tại doanh nghiệp còn lại là thời gian sống với gia đình, nơi cư trú và xã hội trong thời gian khá dài và liên tục.Quản lý đảng viên là quản lý toàn diện, trong tình hình hiện nay, quản lý đạo đức, lối sống được xem là nội dung quan trọng; quản lý tốt nội dung này tổ chức đảng có đảng viên đang công tác cần kết hợp chặt chẽ với chi bộ nơi có đảng viên đang cư trú theo Qui định số 76-QĐ/TW ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Bộ Chính trị “Về việc đảng viên đang công tác ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú” để kịp thời ngăn ngừa, chấn chỉnh những vi phạm có thể xảy ra.
Thứ tư, quản lý đảng viên thông qua các tổ chức chính trị- xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị của địa phương và nhân dân.
Các tổ chức chính trị - xã hội là nơi rèn luyện, bồi dưỡng và giới thiệu những quần chúng ưu tú cho đảng, đồng thời là nơi đảng viên tham gia sinh hoạt, hoạt động; Bản lĩnh chính trị, trình độ, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên được thể hiện ra trong công tác sinh hoạt, lối sống. Thông qua thực tế hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức Đảng sẽ có cơ sở khách quan trong việc đánh giá đúng chất lượng của mỗi đảng viên.
Khi đảng viên trong DNNKVNN thường chủ yếu là công nhân công việc khôngổn định, làm việc xa nhà, ít được sự giám sát, kiểm tra thường xuyên của cấp uỷ nên dễ dẫn đến vi phạm tư cách đảng viên trong các mối quan hệ xã hội nhiều khi tổ chức Đảng trong doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Nhiều trường hợp do túng thiếu mà đảng viên vay mượn tiền của người khác trong khi khả năng trả nợ khó khăn hay những quyến rũ đời thường đảng viên có quan hệ với khá nhiều đối tượng không lành lạnh, dễ sa vào con đường cờ bạc, thậm chí các tệ nạn xã hội
nghiêm trọng như trộm cắp, mại dâm, nghiện hút chất ma tuý, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, kinh tế và hạnh phúc gia đình mà nghiêm trọng hơn là thanh danh uy tín của đảng viên. Thông qua cộng đồng dân cư và sự tham gia của nhân dân trong việc phát hiện những sai phạm của đảng viên sẽ giúp tổ chức Đảng có thêm căn cứ để xem xét, đánh giá, xử lý đảng viên vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. biện pháp này góp phần quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện và sàng lọc đảng viên theo tinh thần nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).
Thứ năm, quản lý đảng viên thông qua công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ các cấp, chi bộ
Cấp ủy, chi bộ tiến hành kiểm tra, giám sát đảng viên trong việc chấp hành Điều lệ Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và của cấp mình; kiểm tra, giám sát các hoạt động của đảng viên, việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống và việc giữ mối quan hệ với tổ chức đảng nơi cư trú. Qua kiểm tra, giám sát cấp ủy, chi bộ sẽ có đầy đủ thông tin về đảng viên và đội ngũ đảng viên để khích lệ những đảng viên phát huy những ưu điểm, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những lệch lạc. Kiểm tra, giám sát đối với đảng viên trong DNNKVNN là một công việc khó khăn khi đảng viên hoạt động dưới sự chỉ đạo, kiểm soát của chủ doanh nghiệp nên không dễ để cấp uỷ có được thông tin chính thức đối với đảng viên của mình ngay chính tại doanh nghiệp nơi đảng viên công tác. Hơn thế nữa, chỗ ở của không ít đảng viên trong DNNKVNN lại không ổn định, thậm chí tạm bợhoặc di chuyển nhiều nơinên việc kiểm tra, giám sát của cấp uỷ và nhân dân nơi cư trú đối với đảng viên càng khó khăn hơn. Chính vì vậy rất cần các cấp uỷ đảng quan tâm thực sự đến công tác kiểm tra, giám sát đảng viên, có phương thức phù hợp nhằm phát huy tính tự quản của đảng viên, thông qua các chi bộ nơi đảng viên cư trú, quần chúng cùng công tác, cùng ở và phối hợp cả với gia đìnhđảng viên khi cần thiết.
Thứ sáu, quản lý đảng viên thông qua hồ sơ và thẻ đảng viên
Do bởi đảng viên nói chung, đặc biệt là trong DNNKVNN dễ biến động, chuyển đổi vị trí công tác, lại qua nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý nên chỉ có
thông qua hồ sơ đảng viên mới có thể hiểu rõ ràng, sâu sắc hơn về quá trình phát triển của đảng viên, hoàn cảnh gia đình, bản thân để có thêm những thông tin nhận xét, đánh giá cán bộ, đảng viên. Khi cấp uỷ, người đứng đầu cấp uỷ hiểu đầy đủ có hệ thống về đảng viên về quá khứ cũng như hiện tại về hoàn cảnh gia đình, quá trình công tác, ưu khuyết điểm qua các thời kỳ công tác có thể chắp nối liền mạch trong đánh giá mặt mạnh, bản chất cũng như những khuyết điểm cơ bản của đảng viên mà không dễ khắc phục trong mỗi con người để chia sẻ, cảm thông và có cách ứng xử phù hợp, giúp đảng viên tiến bộ,trưởng thành.
Thứ bảy, quản lý đảng viên thông qua việc tự quản, tự rèn luyện củamỗi đảng viên. Quản lý đảng viên là quá trình giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tổ chức đảng với trách nhiệm của từng đảng viên,trong đó phát huy tính tích cực, tự giác, tự quản lý của từng đảng viên bao giờ cũng có ý nghĩa quyết định trực tiếp. Sự hình thành, phát triển về phẩm chất và năng lực, đạo đức, lối sống của đảng viên nói chung là một quá trình phấn đấu lâu dài, bền bỉ, thông qua nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng ở nhà trường, sự tự giác rèn luyện của đảng viên trong hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy, ý thức tự giác chấp hành kỷ luật đảng của đảng viên, tự giác rèn luyện, phấn đấu, giữ vững phẩm chất đạo đức của công dân, đạo đức cách mạng của người đảng viên giữ vai trò quan trọng có tính quyết định đến sự phát triển của mỗi đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết luận: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”[57, tr. 293].