Tình hình trong nước

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 114 - 118)

- Sách, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm

quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng

4.1.1.2. Tình hình trong nước

Công cuộc đổi mới qua gần 30 năm đạt được thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, tạo ra cho đất nước thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước để tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới đạt thành tựu lớn hơn. Ngay sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, những hạn chế vốn có của nền kinh tế cùng nhiều khó khăn khác làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, hoạt động của các doanh nghiệp, kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, sức cạnh tranh còn thấp trong khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Bên cạnh đó là thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề. Nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường ngày càng cao. Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm theo hướng tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội…Với những nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội đã chuyển biến tích cực, đúng hướng trên hầu hết các lĩnh vực, đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện: Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát được kiểm soát; kinh

tế dần được phục hồi, đạt mức tăng trưởng khá; tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt kết quả bước đầu; các đột phá chiến lược được triển khai đồng bộ; văn hoá, xã hội tiếp tục có tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân có bước cải thiện; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường; phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phíđạt được một số kết quả; quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia được bảo đảm; hoạt động đối ngoại đạt được nhiều kết quả tích cực.

Kinh tế nước ta đã bắt đầu phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng sau thời kỳ suy giảm. Quan hệ quốc tế ngày càng rộng mở. Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng” đãđạt kết quả quan trọng bước đầu, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng; xây dựng hệ thống chính trị; đem lại kết quả lớn hơn về chống tham nhũng, củng cố lòng tin trong nhân dân. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đang tiếp tục thực hiện rộng khắp, liên tục, góp phần nâng cao đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua (2013), có hiệu lực, là cơ sở và căn cứ đặc biệt quan trọng để mọi hoạt động của Đảng, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân theo Hiến pháp.

Tuy nhiên, nước ta vẫn đứng trước những thách thức lớn, có những thách thức mới gay gắt hơn, đan xen nhau phức tạp, tác động tổng hợp gây bất trắc khó lường. Trong quá trình phục hồi kinh tế đất nước, vẫn có thể xảy ra những phức tạp, rủi ro, trong khi chưa tìm được nhiều giải pháp có tính khả thi cao để giải quyết những khó khăn. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế nhưng chưa thật vững chắc. Nợ xấu còn cao, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sức mua chậm phục hồi, cung, cầu mất cân bằng, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn. Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm so với yêu cầu. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn thấp. Tái cơ cấu DNNN và các tổ chức tín dụng chưa đạt yêu cầu. Triển khai thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược tuy

đạt được một số kết quả bước đầu nhưng vẫn còn chậm. Lĩnh vực văn hoá, xã hội còn nhiều hạn chế yếu kém. Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu đề ra. An ninh chính trị vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Bảo vệ chủ quyền quốc gia còn nhiều thách thức.

Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn là thách thức lớn và có những phức tạp mới. Mặt trái của kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế tác động mạnh không chỉ trong xã hội, đối với nhân dân, mà còn vào trong Đảng, đối với cán bộ, đảng viên; sự phân hoá giàu nghèo trong Đảng ngày càng rõ. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, phá hoại sự nghiệp đổi mới, xây dựng CNXH trên đất nước ta, với các thủ đoạn rất thâm độc, sảo quyệt của chiến lược “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu, con đường xã hội chủ nghĩa, bỏ Đảng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có những diễn biến phức tạp mới.

Theo đó, có thể nhiều DNNKVNN làm ăn khó khăn hơn, số công nhân có thể giảm mạnh, đời sống tiếp tục khó khăn. Báo cáo số: 789/BC-VPCP ngày 4 tháng 6 năm 2012 “về việc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và năm tháng đầu năm 2012” cho biết: “Trong 5 tháng đầu năm, cả nước có khoảng 30,1 ngàn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký ước đạt 190 ngàn tỷ đồng (giảm 12,2% về số lượng doanh nghiệp và giảm 3,6% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011). Số doanh nghiệp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể tăng cao so với cùng kỳ năm 2011). Hiện có khoảng 3,4 nghìn doanh nghiệp làm thủ tục giải thể (tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2011); trên 18,4 nghìn doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện các nghĩa vụ thuế (tăng 4,4%). Ước tạo việc làm cho khoảng trên 612.138 người, trong đó xuất khẩu lao động ước đạt xấp xỉ 32.138 người.

Theo Bản tin Viện Công nhân – Công đoàn số 08/12/2013 cho biết: Hiện có 15 triệu công nhân, tăng 1,3 triệu người/năm. Chiếm 33% lao động và bằng 15% dân số nhưng đóng góp 60% tổng sản phẩm quốc dân, 70% ngân sách nhà nước. Tuy nhiên đời sống của đa số công nhân còn khó khăn, có tới 80% công nhân thuê nhàở, diện tích chỉ từ 2-3m2/người.

Theo số liệu của Tổng cụ thống kê, tính đến tháng 4 năm 2012 cả nước có gần 342.000 doanh nghiệp đang tồn tại, tăng 216.000 doanh nghiệp, gấp 2,7 lần so với 2007, trong đó có 312.000doanh nghiệp đang hoạt động (Báo cáo của Ban Chỉ đạo tổng điều tra cơ sở kinh tế sự nghiệp), trong đódoanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động; có 205.400 doanh nghiệp thuộc loại siêu nhỏ (dưới 10 lao động), chiếm 67,4% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hơn 107.000 doanh nghiệp có 10 lao động trở lên, trong đó có trên 7.700 doanh nghiệp có trên 200 lao động. Riêng năm 2012 có khoảng 55.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể. Hằng trăm ngàn lao động bị mất việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống, kể cả công tác phát triển đảng viên, quản lý đảng viên trong DNNKVNN. Lao động trong doanh nghiệp là 14,5 triệu lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Khối doanh nghiệp tăng nhanh nhất với trên 10,9 triệu lao động (so với năm 2007 có 6,6 triệu lao động, trong đó có DNNN gần 1,59 triệu lao động, DNNKVNN 6,75 triệu,doanh nghiệpFDI có gần 243 .000 lao động; khối hành chính đoàn thể 1,25 triệu; khu vực công lập trên 2,15 triệu. Từ năm 2007 đến nay, hằng năm tăng gần 1 triệu lao động, tăng khoảng 10,7%/năm.

Đối với DNNN có 100% chi, đảng bộ; công đoàn cơ sở, đoàn thanh niên, số ít có chi hội Cựu chiến binh. Đối với DNTN chỉ có 40% công đoàn; rất ít chi bộ, đảng bộ cơ sở. Đối vớidoanh nghiệp FDI có 80% công đoàn cơ sở, hầu hết chưa có tổ chức đảng, chi đoàn thanh niên.

Những khó khăn của nền kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng của các doanh nghiệp đã ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập của người lao động, nhất là lao động trong các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể. Để giảm bớt khó khăn cho người lao động, đặc biệt là những người lao động mất việc làm, hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuất, người

nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa…các cấp, các ngành đã tích cực triển khai, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; hỗ trợ giá điện, giá nhà ở, xoá nhà ở dột nát; hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ giảm nghèo, cứu đói…. Trong 5 tháng đầu năm đã hỗ trợ cứu đói khoảng 20,7 nghìn tấn lương thực và trên 23,2 tỷ đồng.

Những nhân tố nêu trên tác động tạo ra những thuận lợi, thời cơ và thách thức đan xen nhau đối với sự lãnh đạo của Đảng trong những năm tới. Đồng thời, những yếu tố trên cũng sẽ có những yếu tố thuận lợi và khó khăn tác động trực tiếp đến công tác xây dựng Đảng, trong đó có công tác đảng viên, nhất là quản lý đảng viên vốn đã rất khó khăn trong thời gian qua của các tổ chức đảng trong DNNKVNN.

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)