Đặc điểm đội ngũ đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 68)

- Sách, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm

ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng

2.2.1.3. Đặc điểm đội ngũ đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng

vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng

Thứ nhất, phần lớn đảng viên trong DNNKVNNở các tỉnh ĐBSH xuất thân từ nông dân, điều kiện kinh tế khó khăn.

Bản thân các tỉnh, thành phố ở ĐBSH luôn trong tình cảnh “đất chật, người đông”. Bình quân diện tích đất canh tác trên mỗi người dân thấp nhất so với các vùng trong cả nước nên đã từ lâu, nhất là thời kỳ đổi mới, lao động phi nông nghiệp tăng nhanh và hầu hết đi làm ở những vùng lân cận, nhất làở thành phố lớn. Ngay cả thành phố Hà Nội - Thủ đô và là thành phố lớn nhất của vùng ĐBSH cũng đang chịu áp lực rất lớn từ các nguồn nhân lực tập trung về. Trong số công nhân, người lao động đó có khá đông đảng viên. Mọi hoạt động dịch vụ của Thành phố trở nên quá tải. Hơn nữa, bản thân Thành phố Hà Nội cũng đang bị thu hẹp nhanh chóng vùng đất nông nghiệp nhường chỗ cho các khu công nghiệp, giao thông và do đó

công nhân, người lao động, đảng viên từ nông dân cũng tham gia vào sự gia tăng, thậm chí làm gia tăng quá nhanh vềdân sốcủa Thủ đôHà Nội.

Thứ hai, đảng viên trong DNNKVNN của các tỉnh ĐBSH được kết nạp từquần chúng ưu tú ở nhiều nguồn khác nhau và rất ít người được kết nạp từ chính DNNKVNN.

Cũng do đảng viên trong các DNNKVNN chủ yếu xuất thân từ nông dân nên nguồn phát triển đảng cho các tổ chức đảng trong các DNNKVNN chủ yếu từ nông dân. Tuy nhiên, số đảng viên được kết nạp ban đầu thường từ trong quân đội trở về nông thôn sau khi hết nghĩa vụ quân sự. Một số đảng viên được kết nạp từ địa phương sau quá trình công tác đoàn thể, chuyên môn tại địa phương. Một số đảng viên lại từ các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp ở nhiều tỉnh, thành phố khác cũng chuyển về địa phương - nơi gia đình cư trú nay còn tuổi lao động, lại đi làm công cho DNNKVNN.

Mặc dù DNNKVNN ở ĐBSH tăng rất nhanh nhưng so với các loại hình tổ chức đảng, tổ chức đảng trong DNNKVNN không những chậm được thành lập nhất mà còn khó khăn nhất trong công tác phát triển đảng. Do đó, nơi có quần chúng công nhân đông, sống và làm việc tập trung, lẽ ra có điều kiện thuận lợi để phát triển tổ chức đảng và đảng viên nhưng lại không phát triển đảng được với nhiều lý do khác nhau. Chính vì vậy, sự đa dạng, nhiều nguồn phát triển đảng trong đội ngũ đảng viên của DNNKVNN vừa làm phong phú thêm cho tính đa dạng của đội ngũ đảng viên nhưng cũng tạo nên nhiều bất cập trong quá trình sinh hoạt, công tác khi nhận thức, quan điểm chưa tạo được sự tương đồng.

Thứ ba,phần lớn đảng viên trong DNNKVNNở ĐBSHlàm việc xa nhà, không ổn địnhvề nơi làmviệc nên chỗ ởcũng bị thay đổi thường xuyên.

Đối với công nhân, người lao động nói chung và đảng viên nói riêng trong các DNNKVNN khi nghề nghiệp bấp bênh thì nơi ăn, chốn ở không thể ổn định. Đây cũng là trở ngại nhất cho việc chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên và ảnh hưởng lớn nhát đến chất lượng sinh hoạt đảng của đảng viên trong DNNKVNN. Đặc điểm lớn nhất của đa số DNNKVNN ở các tỉnh ĐBSH, nhất là doanh nghiệp tư nhân là

quy mô nhỏ, vốn ít, hoạt động cầm chừng, khó khăn lớn, sản xuất kinh doanh bập bênh làm cho đảng viên của Đảng trong DNNKVNN cũng thường xuyên biến động. Không ít doanh nghiệp sau một thời gian thành lập phảigiải thể hoặctrốn thuế,trốn nợ, làm ăn phi pháp, buôn lậu, làm hàng giả, hàng kém chất lượng mà đôi khi các cơ quan nhà nước không thể kiểm soát được. Nhiều DNNKVNN chỉ còn trên giấy đăng ký hoặc biển hiệu công ty mà thực chất đã giải thể, phá sản từ lâu. Hơn nữa, hầu hết các DNNKVNN thường không lo được chỗ ở cho công nhân, cũng làm cho công nhân, đảng viên trong DNNKVNN không gắn bó trọn đời với doanh nghiệp được. Hơn thế nữa, cơ chế thị trường, nơi nào trả lương cao hơn, công nhân, đảng viên cũng sẵn sàng từ bỏ nơi mình đang làm việc để chuyển công tác ở một doanh nghiệp mới. Chính vì vậy công tác quản lý đảng viên đã khó lại càng khó khăn hơn ở DNNKVNN.

Thứ tư, đảng viên trong DNNKVNNở ĐBSH ít có điều kiện học tập, sinh hoạt để nâng cao trìnhđộ lý luận chính trị và tay nghề.

Nhìn chung lao động ở ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung ít được đào tạo nghề một cách bài bản, thiết thực. Ngay cả tính số lượng đã qua đào tạo, năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng chỉ đạt 40%, trong đó lao động qua đào tạo nghề là 25%. Việc học qua các trường đào tạo chất lượng cũng chưa cao, chưa thiết thực nên lao động ở Việt Nam nói chung tay nghề còn hạn chế. Khi lao động đi làm việc trong các DNNKVNN, không ít trường hợp không thể sử dụng được những lao động đã được đào tạo nghề vì không phù hợp. Thường thì các DNNKVNN tự đào tạo, truyền nghề nhằm giúp người lao động có được những kiến thức tối thiểu, đủ để làm việc. Việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề rất ít được các DNNKVNN coi trọng. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp, DNNKVNN thu hút lao động giỏi, có tay nghề cao từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác, kể cả công chức nhà nước song số này thường không muốn vào Đảng, thậm chí đã là đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc xin ra khỏi Đảng.

Thứ năm, tâm lý tự ti, ngại tham gia các hoạt động chính trị- xã hội là khá phổ biến trong đội ngũ đảng viênởDNNKVNN

Mặc dù những “ông chủ” của DNNKVNN cũng thường xuất thân từ nông dân và các tầng lớp khác trong xã hội nhưng công nhân, người lao động, trong đó có đảng viên thường mặc cảm với công việc mình làm, luôn cho rằng mình là người làm thuê. Từ tâm lý đó mà không muốn ai biết mình là đảngviên nên trì hoãn, coi nhẹ việc thực hiện trách nhiệm sinh hoạt và hoạt động của mình với tư cách là người đảng viên. Họ cho rằng, Đảng là người lãnh đạo nhưng ở DNNKVNN, lãnh đạo lại là chủ doanh nghiệp, tất cả công nhân, đảng viên ở đó là người làm thuê, không thể nói đến lãnh đạo được. Tâm lý mặc cảm với bản thân mình đã làm cho đảng viên không muốn tham gia những vấn đề chính trị- xã hội trong doanh nghiệp, không đấu tranh bảo vệ lẽ phải, phê phán việc làm sai trái, nhất là của chủ doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng lao động với công nhân, những cam kết với công nhân, trách nhiệmvới xã hội và nghĩa vụ đối với Nhà nước...

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)