Công trình của các nhà khoa học trong nước nghiên cứu về kinh nghi ệm của nước ngoà

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 29)

- Sách, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm

1.2.3. Công trình của các nhà khoa học trong nước nghiên cứu về kinh nghi ệm của nước ngoà

Hoài Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc với việc cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân[64].

Bài viết cho biết văn bản đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc đề cập đến vấn đề này là “Thông tri của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về tăng cường công tác xây dựng Đảng” ngày 28/8/1989: “Kinh tế tư doanh là sự bổ sung của kinh tế công hữu XHCN, việc kinh doanh chính đáng và quyền lợi, lợi ích hợp pháp của chủ xí nghiệp tư doanh cần được bảo hộ. Đảng chúng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Giữa chủ xí nghiệp tư doanh và công nhân trên thực tế vẫn còn tồn tại quan hệ bóc lột và bị bóc lột, không thể thu hút chủ xí nghiệp tư nhân vào Đảng. Những chủ xí nghiệp tư doanh đã là đảng viên, ngoài việc gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, kinh doanh theo pháp luật, nộp thuế theo quy định ra, còn cần phải kiên trì lý tưởng và tôn chỉ của Đảng, nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ đảng viên, tự giác tiếp nhận sự giám sát của tổ chức đảng; về mặt phân phối thu nhập của doanh nghiệp, ngoài việc lĩnh phần thunhập của người quản lý kinh doanh cần được hưởng ra, còn phải đem đại bộ phận lợi nhuận sau khi nộp thuế doanh nghiệp sử dụng cho quỹ phát triển sản xuất, tăng thêm sự giàu có cho xã hội, cho sự phát triển công ích; phải đối xử bình đẳng với công nhân, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân. Nếu không làm được như vậy thì không thể tiếp tục là đảng viên”.

Tác giả còn cho biết, trên thực tế tỷ lệ đảng viên trong số chủ xí nghiệp tương đối cao, 1993 là 17,1%; 1997 là 16,6%, đều cao hơn đảng viên là công nhân, nông dân và đều cao hơn tỷ lệ đảng viên so với tổng số dân trên cả nước. Thậm chí, trong số đảng viên chủ doanh nghiệp tư nhân, có một bộ phận trở thành chủ doanh nghiệp sau khi gia nhập Đảng: ở thành phố thị trấn là 8,7% còn ở nông thôn (trong số đảng viên cũ là 37,14%, số đảng viên mới là 11,43%). Đề tài kế thừa và tiếp thu kinh nghiệm phát triển đảng viên từ chủ DNNKVNN của Đảng Cộng sản Trung Quốc để nghiên cứu sâu hơn về công tác phát triển đảng viên trong giới chủ doanh nghiệp - nhiệm vụ vốn đang chuyển biến hết sức chậm chạp và khó khăn ở ĐBSH cũng như ở nước ta và công tác quản lý đảng viên trong DNNKVNN của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhận xét: Qua phân tích một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

trên, có thể thấy công cuộc cải cách vì CNXH do Đảng Cộng sản lãnh đạo, các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Lào, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt. Với chính sách phát triển kinh tế thị trường hay phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cácthành phần kinh tế phi công hữu ra đời rất nhanh với số lượng và ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động, đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Theo đó, giai cấp công nhân mới ra đời với tốc độ nhanh, số lượng lớn và trình độ ngày càng cao, đáp ứng được nhu cầu lao động ngày càng lớn và đa dạng về ngành nghề của các DNNKVNN.

Do sự phát triển nhanh chóng của các thành phần kinh tế phi công hữu (do DNNN được sắp xếp lại, do thành lập mới, cổ phần, giải thể và các hoạt động liên doanh liên kết trong cái cách, đổi mới, mở cửa…), giai cấp công nhân tăng, các tổ chức đảng và đoàn thể xã hội phát triển không kịp thời và chậm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Công tác đảng viên cũng vì thế mà chậm được quan tâm đúng mức, phương thức tổ chức của hệ thống tổ chức đảng trong DNNKVNN thiếu thống nhất, chậm tổng kết nhân rộng đã ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng hoạt động của đảng viên, chưa phát huy hết sức mạnh của đội ngũ đảng viên trong doanh nghiệp.

Trong công tác đảng viên, việc phát triển đảng viên mới gặp nhiều khó khăn. Ngay cả khi giai cấp công nhân khá đông đảo thì cũng có rất ít người trong số họ thiết tha phấn đấu vào Đảng. Thậm chí, có không ít đảng viên làm việc trong DNNKVNN không dám thừa nhận mình là đảng viên trước đây, không chuyển sinh hoạt đảng về doanh nghiệp hoặc vẫn sinh hoạt ở địa phương nơi cư trú, thậm chí không ít người bỏ sinh hoạt đảng rồi tự ý ra khỏi Đảng.

Chính vì vậy đã có không ít các nhà khoa học trong nước và ở các nước mà Đảng Cộng sản lãnh đạo công cuộc cải cách, đổi mới như Trung Quốc, Lào dành tâm huyết, trí tuệ của mình đề nghiên cứu những vấn đề chính trị - xã hội phát sinh trong DNNKVNN như vấn đề phát triển giai cấp công nhân trong điều kiện mới, nền kinh tế thị trường, cải cách, mở cửa, đổi mới; vấn đề phát triển tổ chức đảng, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng, phát huy vai trò của đội ngũ đảng viên trong doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đã có nhiều bài viết mang tính tổng kết thực tiễn khá sâu sắc, khẳng định sự cần thiết phải phát triển, củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức đảng trong các DNNKVNN, đề xuất thực thi các hình thức, phương pháp hoạt động phù hợp, tăng cường công tác phát triển đảng viên mới, nâng cao chất lượng, uy tín của đội ngũ đảng viên trong DNNKVNN.

Các bài viết về công tác quản lý đảng viên nói chung và trong các loại hình tổ chức đảng đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đảng viên nói chung và công tác quản lý đảng viên nói riêng; khẳng định tính tất yếu và vai trò của công tác quản lý đảng viên; nêu lên những nội dung và phương thức cũng như quy trình thủ tục trong công tác quản lý đảng viên mà tác giả rất trân trọng, nghiên cứu nghiêm túc và kế thừa cho đề tài nghiên cứu của mình.

Tuy nhiên, các đề tài, bài viết về công tác quản lý đảng viên trong DNNKVNN còn chưa nhiều, đặc biệt chưa có đề tài khoa học, bài viết về công tác quản lý đảng viên trong DNNKVNNở ĐBSH trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn nghiên cứu đề tài này làm luận án Tiến sĩ không trùng lặp với các đề tài khoa học, các luận văn, luận án đã nghiệm thu và bảo vệ.

Chương 2

QUẢN LÝ ĐẢNG VIÊN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI KHU

VỰC NHÀ NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG- NHỮNG VẤN ĐỀ

Một phần của tài liệu Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)