8. Cấu trúc luận văn
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành thăm dò 18 ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lí, giảng viên nhóm ngành
KHXH trường ĐHSP - ĐHTN với câu hỏi: “Xin thầy (Cô), các cán bộ quản lí
đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp trên”.(Mẫu phiếu khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp - Phụ lục 4). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấn thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
STT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cấn thiết K. cần thiết Rất khả thi Khả thi K. khả thi 1
Tăng cường kinh phí cho hoạt động NCKH của sinh viên theo hướng đầu tư có hiệu quả, ưu tiên các đề tài
18 100% 0 0 5 27,8% 13 72,2%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
có giá trị thực tiễn cao
2
Lập kế hoạch phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH theo hướng đáp ứng yêu cầu của xã hội 16 88,9% 2 11,1% 0 15 83,3% 3 16,7% 0 3 Tổ chức hoạt động phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên 17 94,4% 1 5,6% 0 12 66,7% 6 33,3 4
Chỉ đạo phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH thông qua hoạt động NCKH của sinh viên
18 100% 0 0 14 77,8% 4 22,2% 0 5
Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH phù hợp với năng lực thực tế của sinh viên
9 50,0% 9 50,0% 0 13 72,2% 5 27,8% 0
6 Xây dựng môi trường
NCKH cho sinh viên
8 44,4% 10 55,6% 0 7 38,9% 11 61,1% 7 Xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt 15 83,3% 3 16,7% 0 6 33,3 12 66,7% 0
Qua kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi thực hiện có hiệu quả của các biện pháp phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH ở trường ĐHSP - ĐHTN, chúng tôi thu được kết quả như sau:
- 100% ý kiến cho rằng biện pháp tăng cường kinh phí cho hoạt động NCKH của sinh viên theo hướng đầu tư có hiệu quả, ưu tiên các đề tài có giá trị thực tiễn cao, và biện pháp chỉ đạo phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH thông qua hoạt động NCKH của sinh viên là rất cần thiết. Tuy nhiên để thực hiện biện pháp có hiệu quả thì chỉ có 27,8% cho rằng biện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
pháp tăng cường kinh phí cho hoạt động NCKH của sinh viên theo hướng đầu tư có hiệu quả, ưu tiên các đề tài có giá trị thực tiễn cao là rất khả thi; 72,2% có tính khả thi. Biện pháp phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên thông qua hoạt động NCKH thì có 77,8% cho rằng rất khả thi và 22,2% cho rằng có tính khả thi khi thực hiện. Sở dĩ ở biện pháp tăng cường kinh phí cho hoạt động NCKH của sinh viên theo hướng đầu tư có hiệu quả, ưu tiên các đề tài có giá trị thực tiễn cao, tính khả thi được đánh giá thấp hơn bởi thực hiện biện pháp này liên quan đến kinh phí đầu tư cho hoạt động NCKH của sinh viên còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc tăng huy động các nguồn lực để tăng thêm nguồn kinh phí hỗ trợ các em.
Đối với biện pháp tổ chức hoạt động phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên cũng được đánh giá rất cao: 94,4% cho rằng rất cần thiết, và 5,6% là cần thiết. Tính khả thi của biện pháp này được đánh giá ở mức độ 66,7% rất khả thi và 33,3% là khả thi
Biện pháp thứ tiếp theo được đánh giá rất cần thiết là biện pháp lập kế hoạch phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH theo hướng đáp ứng yêu cầu của xã hội (Rất cần thiết: 88,9%; cần thiết: 11,1%). Việc lập kế hoạch sẽ giúp cho cán bộ quản lý đưa ra những công việc cụ thể cần thực hiện để phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên phù hợp với chuyên ngành đào tạo, với thực tiễn phát triển của địa phương. Tính khả thi của biện pháp này cũng được đánh giá rất cao (Rất khả thi: 83,3%; khả thi: 16,7%).
Biện pháp xây dựng chế độ khen thưởng trách phạt là một biện pháp được đánh giá rất cần thiết (83,3%), nhưng về tính khả thi thì chỉ có 33,3% là rất khả thi. Biện pháp kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH cũng là một biện pháp được đánh giá 50% rất cần thiết, song về tính khả thi thì lại có khả năng thực hiện rất cao, 72,2% rất khả thi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Biện pháp xây dựng môi trường NCKH cho sinh viên được các chuyên gia đánh giá khá cân bằng về tính cấn thiết và tính khả thi (44,4% rất cần thiết và 38,9% rất khả thi)
Như vậy: chúng tôi nhận thấy rằng, mặc dù mỗi biện pháp được đánh giá ở những mức độ khác nhau. Song nhìn chung, đều được các chuyên gia đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi khi thực hiện nhằm phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH, nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của sinh viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đánh giá về việc phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH trường ĐHSP - ĐHTN, chúng tôi tiến hành đề xuất các biện pháp nhằm phát huy những kỹ năng NCKH mà sinh viên đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế cản trở sự phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên. Nâng cao chất lượng GD & ĐT trong trường sư phạm nói chung, hoạt động NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH nói riêng.
Biện pháp đề xuất nhằm phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH bao gồm các biện pháp cụ thể sau:
- Tăng cường kinh phí cho hoạt động NCKH của sinh viên theo hướng đầu tư có hiệu quả, ưu tiên các đề tài có giá trị thực tiễn cao.
- Lập kế hoạch phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH theo hướng đáp ứng yêu cầu của xã hội
- Tổ chức hoạt động phát triển NCKH cho sinh viên.
- Chỉ đạo phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH thông qua hoạt động NCKH của sinh viên.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH phù hợp với năng lực thực tế của sinh viên.
- Xây dựng môi trường NCKH cho sinh viên. - Xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt.
Các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thống nhất với nhau nhằm phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất và nhận thấy tuy ở một số biện pháp cụ thể tính cần thiết và tính khả thi được đánh giá ở mức độ khác nhau, song nhìn chung các biện pháp trên được đánh giá rất cao trong công tác quản lý hoạt động phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH trường ĐHSP - ĐHTN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ