Tổ chức, chỉ đạo phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 81 - 85)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2.Tổ chức, chỉ đạo phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm

các tiêu chí thi đua và quy chế hoạt động phải gắn liền với đặc trưng của nhóm ngành này, phù hợp với mục tiêu của quá trình dạy học.

2.4.2. Tổ chức, chỉ đạo phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH ngành KHXH

Tìm hiểu về việc quản lý tổ chức chỉ đạo phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH, chúng tôi tìm hiểu thực trạng các phương pháp và quy trình quản lý hoạt động phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên.

i. Các phương pháp phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH

Phương pháp quản lý có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên. Khảo sát thực trạng này, chúng tôi sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sinh viên nhóm ngành KHXH như thế nào?” (Câu hỏi 8 - Phụ lục 1). Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.15. Các phƣơng pháp phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH

STT Các phƣơng pháp phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên

Rất tốt Tốt Chƣa tốt SL % SL % SL %

1 Phương pháp kế hoạch hóa 7 33,3 14 66,7 0 0

2 Phương pháp hành chính 13 61,9 8 30,1 0 0

3 Phương pháp tâm lý giáo dục 6 28,6 15 71,4 0 0

4 Phương pháp tổ chức 11 52,4 10 47,6 0 0

5 Phương pháp kinh tế 5 23,8 11 52,4 5 23,8

6 Các phương pháp khác 9 42,9 12 57,1 0 0

Kết quả khảo nghiệm trên cho thấy: hầu hết các phương pháp đều được tiến hành khá tốt. Trong đó phương pháp tổ chức được thực hiện rất tốt chiếm 52,4%. Nhà quản lý triển khai hoạt động NCKH của sinh viên theo một quy định chặt chẽ, theo định hướng của nhà trường và giảng viên hướng dẫn.

Hoạt động NCKH của sinh viên là một hoạt động khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, đầu tư thời gian, trí tuệ, công sức, óc sáng tạo… Vì vậy nếu không có sự động viên, khuyến khích của cán bộ giảng viên thì các em sẽ dễ nản trí. Mặc dù vẫn được thực hiện tốt; nhưng vì không thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài của sinh viên được nên ở mức độ rất tốt, phương pháp này được thực hiện thấp hơn các phương pháp khác (28,6%).

Các phương pháp kế hoạch hóa, phương pháp hành chính và một số phương pháp khác như: thi đua, khen thưởng, kiểm tra, đánh giá… cũng được tổ chức chỉ đạo tốt trong việc phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH. Điều đó cho thấy, cán bộ quản lý có nhận thức đã thực hiện các phương pháp hoạt động quản lý phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên đi đúng hướng, phù hợp với quá trình GD & ĐT chuyên ngành của sinh viên.

Tuy nhiên, ta thấy bên cạnh việc thực hiện tốt phương pháp kinh tế (76,2%) vẫn còn có 23,8% là thực hiện chưa tốt. Điều này đã ảnh hưởng không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhỏ đến hoạt động NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH. Thực tế cho thấy kinh phí hỗ trợ cho đề tài NCKH của sinh viên trong trường hiện nay còn thấp, nên chưa kích thích được tính tích cực hoạt động NCKH của sinh viên, dẫn đến nhiều đề tài nghiên cứu không có sự đầu tư, chất lượng đề tài chưa thực sự đạt được hiệu quả.

ii. Quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH

Khảo sát về vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Đồng chí đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý hoạt động phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên trong đơn vị đồng chí như thế nào?” (Câu hỏi 4 - Phụ lục 1). Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.16. Quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH

STT Quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh

viên nhóm ngành KHXH  X TB

1 Sinh viên đăng ký đề tài theo định hướng của

giảng viên 33 1,57 1

2 Đơn vị tổ chức duyệt đề cương nghiên cứu 32 1,52 2

3 Triển khai hoạt động nghiên cứu sau khi được

trường duyệt 26 1,23 6

4 Thường xuyên đôn đốc kiểm tra tiến độ đề tài 23 1,04 7

5 Tổ chức nghiệm thu đánh giá kết quả nghiên cứu 30 1,42 3

6 Lựa chọn báo cáo cho hội nghị khoa học của sinh viên 29 1,38 4

7 Lựa chọn đề tài sinh viên dự thi NCKH toàn quốc 27 1,28 5

Tổng 1,34

Bảng kết quả trên cho thấy: quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh

viên nhóm ngành KHXH đạt được ở mức độ tốt (X= 1,34). Nhưng mỗi hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Mức độ được đánh giá cao nhất là giai đoạn đầu tiên khi sinh viên đăng ký đề tài theo định hướng của giảng viên (X= 1,57). Trong quá trình NCKH, hầu hết sinh viên đều thực hiện các đề tài theo định hướng của giảng viên đưa ra. Điều đó chứng tỏ sinh viên nhóm ngành KHXH vẫn còn khá thụ động trong việc xác định vấn đề nghiên cứu, chưa phát huy tính chủ động, tư duy sáng tạo trong NCKH.

- Khâu thứ hai được các đơn vị quản lý thực hiện tốt là quá trình tổ chức duyệt đề cương nghiên cứu (X= 1,52). Trên cơ sở hướng dẫn sinh viên lựa chọn vấn đề nghiên cứu, các đơn vị quản lý tiến hành duyệt đề cương nghiên cứu của sinh viên. Giai đoạn này được thực hiện phải căn cứ vào các quy định về đề tài NCKH của sinh viên, và tiêu chí để đánh giá đề tài NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH.

- Tổ chức nghiệm thu đánh giá kết quả NCKH của sinh viên cũng được thực hiện tốt và đem lại hiệu quả cao (X= 1,42). Đành giá kết quả NCKH của sinh viên phải khách quan, công bằng, chính xác mới có thể kích thích hứng thú tìm tòi, chủ động trong NCKH của sinh viên.

- Sau khi nghiệm thu, đánh giá kết quả NCKH cho sinh viên, thì việc lựa chọn báo cáo cho hội nghị khoa học của sinh viên (X= 1,38); và lựa chọn đề tài dự thi sinh viên NCKH toàn quốc (X= 1,28). Những khâu này được thực hiện tốt sẽ đánh giá đúng năng lực NCKH của sinh viên. Từ đó nâng cao và phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên.

- Triển khai hoạt động NCKH của sinh viên (X= 1,23) và đôn đốc kiểm tra tiến độ của đề tài (X= 1,04) là khâu được thực hiện ở mức độ thấp nhất trong quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH. Sở dĩ có tình trạng này, vì ở một số cán bộ quản lý, do thời gian hạn hẹp, công việc lại nhiều nên việc kiểm tra thường xuyên hoạt động NCKH của sinh viên chưa được sát sao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên.

Vậy: mặc dù mỗi hoạt động quản lý được thực hiện ở mức độ khác nhau. Song nhìn chung, quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên nhóm ngành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KHXH vẫn được thực hiện tốt. Điều đó đã được chứng tỏ trong những thành tích về việc tham gia NCKH của sinh viên nhóm ngành này. Tuy nhiên, các em vẫn chưa thực sự phát huy hết khả năng của mình khi tham gia NCKH, nhà quản lý cần nắm vững điều đó để tìm ra các biện pháp phát triển kỹ năng NCKH cho các em.

2.4.3. Kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH của phòng QLKH - QHQT

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 81 - 85)