Nội dung của quản lý phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 44 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nội dung của quản lý phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên

Phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên là con đường tìm kiếm những tri thức mới một cách độc lập, tự giác, đòi hỏi sinh viên phải tư duy độc lập và tự chủ. Vì thế tri thức mà họ tiếp thu được sẽ trở nên sâu sắc và vững chắc. Tuy nhiên để phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên, các nhà quản lý cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

- Đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất về chương trình học. Lên kế hoạch thống nhất về nội dung học tập và các bài tập thực hành NCKH phải phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập trong từng năm từng giai đoạn. Quá trình sinh viên thực hành các bài tập NCKH chính là quá trình hoạt động tư suy sáng tạo, độc lập nghiên cứu để tích lũy tri thức khoa học, nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng NCKH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nâng cao trách nhiệm quản lý phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên tại các khoa và giảng viên hướng dẫn. Hỗ trợ các phương tiện, thiết bị tạo điều kiện thuận lợi cho NCKH của sinh viên.

- Tổ chức bộ máy quản lý KHCN của sinh viên gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả đáp ứng đúng chức năng và nhiệm vụ, thực hiện tốt mục tiêu của hoạt động NCKH của sinh viên. Đồng thời xây dựng bộ máy quản lý hoạt động NCKH của sinh viên có cơ cấu hợp lý, củng cố tăng cường hoạt động của các hội, Đoàn thanh niên về NCKH của sinh viên.

- Tổ chức, chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động NCKH của sinh viên: Tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực cho tiềm năng làm đề tài NCKH, khuyến khích các em sáng tạo, tìm tòi trong NCKH. Vấn đề cốt lõi trong hoạt động NCKH của sinh viên là tư duy sáng tạo, bắt đầu từ việc xuất hiện những ý tưởng về đề tài nghiên cứu, tiếp đến là những biến đổi đặc biệt trong tư duy theo những cơ chế nhất định để tạo ra sản phẩm. Khi NCKH, sinh viên nảy sinh các ý tưởng sáng tạo, phá vỡ sức ỳ tâm lý, điều đó cũng thể hiện trong quá trình học tập.

- Xây dựng các mục tiêu, điều kiện về cơ chế quản lý phát triển NCKH của sinh viên. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động NCKH làm cơ sở pháp lý cho hoạt động NCKH của sinh viên và tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp KHCN trong thời kỳ mới.

- Quy định việc đánh giá nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chức vụ khoa học, giải thưởng khoa học và các hình thức ghi nhận công lao về hoạt động NCKH của tổ chức, cá nhân. Nội dung đánh giá quá trình phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên phải gắn liền với các tiêu chí trong các văn bản quy định, phản ánh được nội dung cơ bản về tri thức lý thuyết, tri thức thực tiễn và kĩ năng thực hành của các em.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho đề tài NCKH của sinh viên. Khen thưởng kịp thời đối với những sinh viên đạt thành tích cao trong NCKH. Đây là biện pháp không những làm tăng thêm sự hứng thú và khích lệ sinh viên phát triển khả năng của của mình, mà còn giúp giảng viên và nhà trường quản lý được quá trình và chất lượng NCKH của sinh viên.

Vậy: Nội dung quản lý phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên nhằm mục đích nâng cao chất lượng NCKH nói riêng, chất lượng GD & ĐT nói chung. Để làm được điều đó, cần phải xem xét các đặc điểm phù hợp với mỗi cá nhân sinh viên, thể hiện cụ thể như sau:

- Năng lực trí tuệ, hứng thú và nguyện vọng của sinh viên. - Nội dung chương trình đào tạo.

- Theo yêu cầu của thực tiễn xã hội.

- Theo định hướng của NCKH chuyên ngành.

NCKH của sinh viên là những vấn đề thuộc lĩnh vực được đào tạo nhằm giúp họ áp dụng những tiến bộ KHCN vào thực tế cuộc sống sau này. Như vậy, đối với sinh viên, NCKH là một lĩnh vực học tập đặc biệt với các phương pháp nghiên cứu của các nhà khoa học vừa giúp họ nắm vững tri thức, vừa nắm vững các phương pháp nhận thức. Đồng thời hình thành cả nhu cầu, hứng thú, thói quen và kỹ năng tự học suốt đời.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)