8. Cấu trúc luận văn
3.3.4. Chỉ đạo phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành
thông qua hoạt động NCKH của sinh viên
3.3.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Hoạt động NCKH của sinh viên có vai trò rất quan trọng trong quá trình đào tạo nên các nhà khoa học cho tương lai. Chỉ đạo phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH thông qua hoat động NCKH của sinh viên sẽ phát huy khả năng tư duy sáng tạo, tính tích cực, tìm tòi, chủ động, vận dụng lý luận vào thực tiễn; nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH cho sinh viên.
3.3.4.2. Nội dung và cách thực hiện
i. Tăng cường hoạt động tự nghiên cứu, tìm tòi của sinh viên trong chương trình đào tạo để sinh viên làm quen với hoạt động NCKH
Để tăng cường hoạt động tự tìm tòi, NCKH của sinh viên trong chương trình đào tạo nhà trường cần thực hiện tốt việc chuyển giao vai trò tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Gắn đánh giá kết quả học phần với đánh giá các kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh viên nhằm động viên khuyến khích sinh viên trong hoạt động tự tìm tòi, tự NCKH.
ii. Tăng cường hoạt động thực tế, thực tập sư phạm
Nguyên lý giáo dục đã chỉ rõ “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”. Vì vậy, để nâng cao nhận thức của sinh viên nhóm ngành KHXH về NCKH, cần tăng cường hoạt động thực tế và kiến tập sư phạm tại các trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác. Bởi thông qua các hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
này, sinh viên sẽ được làm quen với thực tế, hình thành nhiều kỹ năng, đặc biệt là thông qua việc làm bài tập Tâm lý - Giáo dục, các em sẽ góp phần nâng cao kỹ năng NCKH.
Trên cơ sở trang bị cho người học vốn kiến thức lý luận cơ bản nhất về NCKH, giảng viên cần đưa người học vào hoạt động thực tiễn nhằm:
- NCKH là một hoạt động phức tạp, để đạt được hiệu quả trong NCKH đòi hỏi sinh viên phải có óc quan sát, tư duy sáng tạo, kinh nghiệm thực tiễn mới có thể nắm vững được vấn đề. Thông qua hoạt động thực tế sẽ giúp sinh viên phát triển óc quan sát, tìm hiểu vấn đề và hiểu sâu hơn về kiến thức NCKH. Từ đó hình thành kỹ năng NCKH.
- Mở rộng tầm hiểu biết về kỹ năng NCKH cho sinh viên. Những kiến thức về NCKH rất phong phú, đa dạng, nó không chỉ là những nội dung cụ thể, cơ bản trong giáo trình ở lĩnh vực tâm lý - giáo dục; mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như: sinh học, kinh tế học, xã hội học, triết học...
Những kiến thức sinh viên có được khi học tập trên giảng đường mới chỉ là những nội dung cốt lõi, cơ bản nhất. Việc mở rộng, đào sâu tri thức NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH chỉ có thể phát huy một cách có hiệu quả thông qua việc tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động thực tế ở trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác. Bởi những nội dung NCKH ở trường phổ thông không đơn giản là những vấn đề chỉ sử dụng một mảng kiến thức đơn nhất mà phải huy động tri thức liên ngành. Những nội dung cần mở rộng đó kết hợp với nội dung cơ bản về NCKH sẽ mở ra cơ hội lựa chọn các đề tài, các nội dung NCKH phong phú, đa dạng cho sinh viên.
- Thông qua việc tăng cường hoạt động thực tế, thực tập ở các trường phổ thông và cơ sở giáo dục khác sẽ kích thích hứng thú học tập cho sinh viên. Giúp các em phát huy khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế, phát huy tính chủ động, sáng tạo, học hỏi trong hoạt động NCKH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như vậy: tăng cường hoạt động thực tế, thực tập sư phạm cho sinh viên có tác dụng nâng cao nhận thức, mở rộng đào sâu kiến thức về NCKH. Hình thành thói quen, hứng thú tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề của khoa học. Qua đó phát triển các kỹ năng NCKH cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng GD & ĐT của nhà trường.
Để phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH thông qua hoạt động thực tế, thực tập sư phạm, cán bộ quản lý và giảng viên hướng dẫn cần giúp sinh viên xác định những yêu cầu sau:
+ Xác định đúng mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động thực tế, kiến tập sư phạm.
+ Đánh giá đúng những ưu điểm và hạn chế của thực tiễn giáo dục ở trường phổ thông.
+ Xác định các danh mục vấn đề cần nghiên cứu.
+ Viết báo cáo thực tế sau mỗi đợt đi dưới dạng bài tập lớn và làm đề tài kiến tập sư phạm.
Để đảm bảo cho hoạt động thực tế, kiến tập sư phạm đạt hiệu quả cao thì nhà trường cũng cần phải quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất. Tăng cường sự phối hợp với với các trường THPT. Đồng thời nâng cao năng lực nhận thức của giảng viên về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giảm lý thuyết, tăng hoạt động thực hành, thực tế...; và có sự định hướng, giám sát, đánh giá chặt chẽ của cán bộ quản lý và cán bộ hướng dẫn đối với hoạt động thực tế, thực tập sư phạm của sinh viên.
iii. Phát huy vai trò chủ động, tích cực của giảng viên, sinh viên và đơn vị khoa trong hoạt động NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH
Nhà trường cần có định hướng chỉ đạo nhằm giúp các khoa, giảng viên và sinh viên chủ động trong quá trình lập kế hoạch NCKH, quá trình tổ chức triển khai các đề tài NCKH của sinh viên. Đặc biệt cần phát huy tính chủ động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của sinh viên trong vấn đề xác định tên đề tài NCKH, lập kế hoạch NCKH, xây dựng đề cương NCKH và triển khai hoạt động NCKH.
Các khoa cần có những định hướng về các mảng đề tài NCKH để sinh viên xem xét và đăng ký các vấn đề nghiên cứu theo định hướng của khoa. Có thể đề tài NCKH của sinh viên là một chi nhánh đề tài cấp Bộ của giảng viên.
Giảng viên cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về NCKH của sinh viên nhằm phát huy tư duy sáng tạo, tính chủ động cũng như kỹ năng NCKH của sinh viên.
3.3.4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Xây dựng tiêu chí phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên thông qua hoạt động NCKH
- Sinh viên phải biết vận dụng lý luận đã tiếp thu vào hoạt động thực tiễn trong NCKH.
- Chủ động phối hợp với các trường THPT, các đơn vị liên kết, tạo môi trường học tập và phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên.
- Cán bộ quản lý, giảng viên hướng dẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc phát huy tính tích cực, chủ động cho sinh viên khi tham gia hoạt động NCKH.
3.3.5. Kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH phù hợp với năng lực thực tế của sinh viên sinh viên nhóm ngành KHXH phù hợp với năng lực thực tế của sinh viên
3.3.5.1. Mục đích của biện pháp
Trong trường đại học, ngoài việc cung cấp tri thức, hình thành kỹ năng NCKH cho sinh viên nói chung, sinh viên nhóm ngành KHXH nói riêng, thì nhà trường cần có những biện pháp để kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển kỹ năng NCKH trong công tác NCKH. Từ đó thấy được những năng lực cụ thể, kỹ năng cơ bản trong việc lựa chọn nội dung, sử dụng các phương pháp, phương tiện KHCN... để thực hiện và giải quyết các vấn đề trong NCKH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH một cách khách quan, chính xác, công bằng phù hợp với năng lực thực tế của các em, thì các nhà quản lý phải căn cứ vào những kỹ năng NCKH của sinh viên để xây dựng chuẩn đánh giá với các tiêu chí cụ thể để đánh giá. Bên cạnh đó cần có các minh chứng cụ thể được gắn liền với các tiêu chí đó. Căn cứ vào các tiêu chí nâng cao ý thức trách nhiệm của giảng viên trong hoạt động kiểm tra, đánh giá phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên. Khi có các chuẩn đánh giá, nhận xét tiêu chí công cụ và thực hiện tự đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ NCKH của sinh viên, đồng thời sử dụng các minh chứng để tự điều chỉnh hoạt động NCKH của sinh viên theo yêu cầu đào tạo và NCKH.
Nhà quản lý kết hợp với giảng viên để kết luận, đánh giá mức độ hình thành kỹ năng NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH trong nhà trường. Thông quá đó kiểm định chất lượng để khẳng định uy tín, sứ mệnh, mục tiêu... không ngừng nâng cao chất lượng về mọi mặt.
3.3.5.3 Điều kiện để thực hiện biện pháp
Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH, nhà quản lý và giảng viên cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính mục đích. - Đảm bảo tính hiệu quả.
- Đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác.
- Đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện trong quy trình đánh giá hoạt động NCKH của sinh viên.