Tổ chức hoạt động quản lý phát triển NCKH cho sinh viên

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 96 - 98)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.3.Tổ chức hoạt động quản lý phát triển NCKH cho sinh viên

3.3.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Trên cơ sở đề ra kế hoạch về hoạt động NCKH cho sinh viên, cán bộ quản lý tiến hành tổ chức hoạt động phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên theo một hệ thống. Trong quá trình tổ chức, triển khai hoạt động NCKH; cán bộ quản lý và giảng viên hướng dẫn sẽ nắm bắt được những kỹ năng nào sinh viên đã có, và những kỹ năng nào sinh viên còn hạn chế. Từ đó có những biện pháp khắc phục hạn chế và phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên.

3.3.3.2. Nội dung và cách thực hiện

Trong chương trình đào tạo ở trường đại học, hoạt động NCKH của sinh viên là một trong những nội dung quan trọng, là tiêu chí đánh giá chất lượng GD & ĐT của nhà trường. Để nâng cao kỹ năng NCKH cho sinh viên, nhà trường cần tiến hành tổ chức hoạt động phát triển NCKH cho các em theo một trình tự lôgic chặt chẽ, khoa học.

Tổ chức hoạt động phát triển NCKH cho sinh viên, trước hết nhà trường cần lên kế hoạch cụ thể về việc thực hiện các đề tài NCKH. Kết hợp với các khoa ngành KHXH triển khai kế hoạch NCKH cho sinh viên, phân công giảng viên hướng dẫn và lập danh mục đề tài NCKH của sinh viên. Để làm tốt công việc này khoa cần tổ chức hướng dẫn cho sinh viên cốt cán nắm được những vấn đề cơ bản về việc chọn đề tài, xây dựng đề cương NCKH, tiến trình thực hiện đề tài...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lựa chọn đề tài NCKH phải phù hợp với khả năng và nguyện vọng của sinh viên, phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, cũng như phù hợp với định hướng hoạt động KHCN của nhà trường. Các khoa có thể gợi ý một số đề tài cho sinh viên lựa chọn; hoặc để sinh viên tự tìm các đề tài nghiên cứu, trình bày ý tưởng của mình với giảng viên hướng dẫn, tuy nhiên các đề tài đó phải đảm bảo tính khoa học, tính mới và tính sáng tạo và được giảng viên chấp thuận ý tưởng và đồng ý hướng dẫn thì mới tiến hành đăng ký đề tài với khoa. Việc lựa chọn đề tài NCKH cũng phải thuộc lĩnh vực được đào tạo, phù hợp với năng lực, hứng thú của sinh viên.

Sau khi sinh viên lựa chọn đề tài nghiên cứu, các khoa xét duyệt đề tài NCKH của sinh viên, lập danh sách báo cáo danh sách sinh viên NCKH (Cấp khoa) có xác nhận của Hội đồng khoa học và đào tạo khoa (Theo mẫu đính kèm) để trường ra quyết định hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài và triển khai kế hoạch tổ chức hội nghị khoa học sinh viên cấp khoa.

Trong quá trình sinh viên tiến hành thực hiện các đề tài NCKH, các em luôn được sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn về các kỹ năng trong NCKH, cũng như sự hỗ trợ về các phương tiện nghiên cứu. Sinh viên tiến hành nghiên cứu phải thực hiện theo đúng kế hoạch và nội quy của nhà trường.

Khi kết thúc nghiên cứu, sinh viên phải hoàn thành báo cáo tổng kết, két quả nghiệm thu của đề tài. Hội đồng khoa học và đào tạo khoa tổ chức nghiệm thu và đánh giá công trình và gửi danh sách sinh viên có công trình dự giải thưởng “ Sinh viên NCKH cấp trường”.

Việc tổ chức hoạt động NCKH cho sinh viên phải thực hiện theo văn bản, quy định của nhà trường và Bộ GD & ĐT.

3.3.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Cán bộ quản lý phải nắm vững các văn bản, quy định về hoạt động NCKH của sinh viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cán bộ quản lý và giảng viên phải căn cứ vào đặc điểm của sinh viên nhóm ngành KHXH để tổ chức hoạt động phát triển NCKH.

- Phân công công việc cụ thể rõ ràng cho các khoa và giảng viên hướng dẫn.

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài NCKH của sinh viên.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 96 - 98)