Bản chất, đặc điểm của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 43 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Bản chất, đặc điểm của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên

Trước hết chúng ta thấy mục tiêu quản lý hoạt động NCKH của sinh viên ở trường ĐHSP nhằm góp phần giải quyết các vấn đề sau:

Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực NCKH có trình độ cao của đất nước, kết hợp thực hiện các nhiệm vụ khoa học với các nhiệm vụ đào tạo, đặc biệt là đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ trong nhà trường.

Đưa các thành tựu khoa học, các tiến bộ kỹ thuật phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế, xã hội.

Xây dựng và phát triển tiềm lực NCKH của trường, từng bước hội nhập với nền KH&CN hiện đại của khu vực và thế giới.

Cho nên khi xét về bản chất cũng như đặc điểm của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên ở trường ĐHSP - ĐHTN là một quy trình tác động mang tính pháp lý, tính khoa học, có mục tiêu rõ ràng của chủ thể quản lý. Đối tượng bị quản lý nhằm chỉ huy và điều hành đối tượng bị quản lý và hoạt động NCKH của họ theo đúng mục tiêu của hoạt động NCKH đã đề ra, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động NCKH nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.

Quản lý hoạt động NCKH của cán bộ sinh viên ở trường ĐHSP-ĐHTN là hoạt động mang tính chất của quản lý hành chính nhà nước, nó chịu sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy mọi hoạt động NCKH của sinh viên trong nhà trường đều phải tuân theo chỉ thị, nghị quyết, đường lối của Đảng về định hướng phát triển NCKH nói chung và phát triển NCKH trong nhà trường nói riêng. Quản lý hoạt động NCKH mang tính pháp lý, nó được thực hiện dựa trên cơ sở pháp luật và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ GD-ĐT và điều lệ nhà trường về hoạt động NCKH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quản lý hoạt động NCKH nhằm đạt được mục tiêu của phát triển hoạt động KHCN:

- Đảm bảo cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình công nghiệp hoá cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng, an ninh.

- Xây dựng và phát triển năng lực KHCN đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực. Phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo và các chuyên gia làm công tác NCKH.

Đối với các trường đại học thì mục tiêu của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên phải tập trung vào các mục tiêu sau:

1. Đổi mới nhận thức, tăng cường chỉ đạo tập trung nguồn lực cho NCKH làm cho hoạt động NCKH phát triển tương xứng với vị trí của nhà trường Đại học.

2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động NCKH vừa để phục vụ đào tạo vừa phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội

3. Gắn kết hoạt động NCKH với hoạt động GD & ĐT, đặc biệt là đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ. Phát triển mô hình đào tao - nghiên cứu - sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)