Kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý phát triển kỹ năng NCKH cho

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 85 - 88)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý phát triển kỹ năng NCKH cho

i. Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH của phòng QLKH - QHQT

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH, chúng tôi tiến hành khảo sát 21 cán bộ quản lý phòng và khoa nhóm ngành KHXH về việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển kỹ

năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH với câu hỏi: “Đồng chí đánh

giá như thế nào về việc thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH của phòng QLKH?” (Câu hỏi 10 - Phụ lục 1). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.17. Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH của phòng QLKH - QHQT

STT Các nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động NCKH

cho sinh viên nhóm ngành KHXH SL %

1 Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động NCKH của

sinh viên 19 90,5

2 Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kỹ năng

NCKH cho sinh viên 7 33,3

3 Triển khai ứng dụng chuyển giao công nghệ, ứng dụng

CNTT trong NCKH 8 38,1

4 Xây dựng và triển khai các dự án về NCKH cho sinh viên 11 52,4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy: Nhiệm vụ xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên được thực hiện tốt nhất, chiếm 90,5%; xây dựng và triển khai các dự án về NCKH cho sinh viên chiếm 52,4%. Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng chuyển giao công nghệ, ứng dụng CNTT trong NCKH chỉ chiếm 38,1% và việc xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên chưa được đạt được kết quả cao, chiếm 33,3%. Sở dĩ ở hai nhiệm vụ này phòng QLKH thực hiện còn chưa tốt vì còn gặp phải một số khó khăn trong công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Ngoài những em sinh viên tích cực thì vẫn còn những em chưa thực sự tích cực, chưa chịu khó tìm tòi, học hỏi. Đặc biệt là đối với một số em sinh viên ở miền núi, do điều kiện kinh tế khó khăn, các em ít tiếp xúc với CNTT nên trình độ ứng dụng CNTT thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động NCKH của các em. Bên cạnh đó mặc dù nhà trường đã triển khai hoạt động NCKH của các em rất tốt, xong để phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên thông qua hoạt động NCKH còn gặp nhiều khó khăn do lượng thời gian đầu tư cho NCKH của các em còn ít, nên các em hạn chế về thời gian tự nghiên cứu, tìm hiểu để phát triển kỹ năng NCKH.

Ở một số nhiệm vụ khác như: biên soạn, xuất bản giáo trình, đề cương bài giảng, xây dựng và triển khai các kế hoạch hoạt động về hợp tác quốc tế… thì phòng quản lý và chỉ đạo khá tốt, chiếm 76,2%.

ii. Đánh giá hoạt động quản lý phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH của phòng QLKH - QHQT

Khảo sát thực trạng này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Đồng chí đánh giá như thế nào về hoạt động quản lý phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH ở đơn vị đồng chí?” (Câu hỏi 1 - Phụ lục 1). Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.18. Đánh giá hoạt động quản lý phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH của phòng QLKH - QHQT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1 Xây dựng các văn bản, chỉ thị, quyết định… về

hoạt động NCKH của sinh viên 35 1,66 1

2 Kinh phí hỗ trợ hoạt động NCKH của sinh viên 21 1,0 9

3 Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho NCKH

của sinh viên 29 1,38 6

4 Kết hợp rèn kỹ năng NCKH với hoạt động học

tập trên lớp 33 1,57 2

5 Cung cấp, giới thiệu tài liệu tham khảo 30 1,42 5

6 Công tác kiểm tra, đánh giá 32 1,52 3

7 Chế độ thi đua, khen thưởng 27 1,28 7

8 Giảng viên hướng dẫn thường xuyên nâng cao

trình độ NCKH 31 1,47 4

9 Tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo NCKH cho

sinh viên 25 1,19 8

Tổng 1,38

Bảng kết quả trên cho thấy: hoạt động phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH được cán bộ quản lý đánh giá ở mức độ trung bình (X= 1,38). Tuy nhiên ở mỗi hoạt động khác nhau thì mức độ thực hiện cũng khác nhau. Cụ thể:

Hoạt động được đánh giá cao nhất là xây dựng các văn bản, chỉ thị, quyết định… về hoạt động NCKH của sinh viên (X= 1,66). Các văn bản, chỉ thị, quyết định được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, góp phần định hướng và phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên đạt hiệu quả.

Các hoạt động tiếp theo được thực hiện khá tốt là kết hợp rèn kỹ năng NCKH với hoạt động học tập trên lớp (X= 1,57); công tác kiểm tra, đánh giá

kết quả NCKH của sinh viên (X= 1,52); giảng viên hướng dẫn thường xuyên

nâng cao trình độ NCKH (X= 1,47); và hoạt động cung cấp, giới thiệu tài liệu tham khảo (X= 1,42).

Bên cạnh đó, cán bộ quản lý đánh giá về cơ sở vật chất, phương tiện

phục vụ hoạt động NCKH cho sinh viên chưa được cao lắm (X= 1,38); chế độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

NCKH cho sinh viên (X= 1,19) chưa được diễn ra thường xuyên, chưa thu hút sự quan tâm, chú ý của sinh viên. Đặc biệt kinh phí hỗ trợ hoạt động NCKH của sinh viên còn thấp (X= 1,0) cũng đac gây cản trở không nhỏ đến hoạt động phát triển kỹ năng NCKH của các em.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)