Những khó khăn của giảng viên khi phát triển kỹ năng NCKH cho

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 72 - 74)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.7. Những khó khăn của giảng viên khi phát triển kỹ năng NCKH cho

xuyên (X= 1,44). Trong đó biện pháp được sử dụng rất thường xuyên là định hướng vấn đề nghiên cứu cho sinh viên lựa chọn (X= 1,63). Giảng viên sử dụng tốt biện pháp này sẽ giúp sinh viên phát triển kỹ năng xác định, lựa chọn vấn đề nghiên cứu.

Giới thiệu các nguồn tài liệu để sinh viên tìm đọc (X= 1,55); hướng dẫn sinh viên cách viết công trình nghiên cứu và tóm tắt đề cương nghiên cứu (X= 1,47); hướng dẫn sinh viên xây dựng đề cương nghiên cứu (X= 1,45); tiếp cận vấn đề nghiên cứu (X= 1,41) là những biện pháp cũng được giảng viên sử dụng thường xuyên. Khi tìm hiểu thực trạng kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH, ta thấy đó là những kỹ năng mà sinh viên còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong quá trình phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên, giảng viên luôn chú trọng đến việc sử dụng các biện pháp trên. Còn các biện pháp: hướng dẫn sinh viên triển khai vấn đề nghiên cứu (X= 1,36); chọn vấn đề nghiên cứu cho sinh viên (X= 1,35); và hướng dẫn sinh viên xây dựng bộ công cụ nghiên cứu (X= 1,31) được giảng viên sử dụng ít thường xuyên hơn.

Như vậy: khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên, ta thấy hầu hết giảng viên đều căn cứ vào thực trạng kỹ năng NCKH của sinh viên để đề ra các biện pháp nhằm khắc phục những kỹ năng NCKH còn yếu kém của sinh viên.

2.3.7. Những khó khăn của giảng viên khi phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH sinh viên nhóm ngành KHXH

Với câu hỏi: “Phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH, thầy/cô gặp những khó khăn nào?” (Câu hỏi 7 - Phụ lục 2). Kết quả thu được như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về mặt khách quan: 91% giảng viên cho rằng kinh phí dành cho hoạt động NCKH của sinh viên còn thấp; 85% chưa phát triển được môi trường NCKH tích cực trong sinh viên; 46,7% cho rằng cơ chế thi đua khen thưởng đối với những đề tài NCKH đạt kết quả cao chưa phù hợp nên chưa kích thích sinh viên tham gia NCKH. Ngoài ra, cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện phục vụ cho NCKH vẫn còn thiếu (24.4%); 24,4% giảng viên cho rằng việc quy định về thời gian hướng dẫn sinh viên NCKH còn ít, dẫn đến tình trạng giảng viên chưa quan tâm sát sao đến hoạt động NCKH của sinh viên. Sở dĩ yếu tố này tồn tại vì quy định về thời gian của giảng viên dành cho hoạt động NCKH của sinh viên còn ít, chưa có chế độ phù hợp cho giảng viên khi hướng dẫn NCKH. Bên cạnh đó, ngoài việc hướng dẫn NCKH cho sinh viên, giảng viên còn phải dành thời gian lên lớp, nên dẫn đến việc chưa phát huy triệt để kỹ năng NCKH cho sinh viên. Những khó khăn này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên, cản trở đến việc phát triển kỹ năng NCKH của các em.

Trong quá trình phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH, còn có một số yếu tố chủ quan từ phía giảng viên hướng dẫn ảnh hưởng không tốt đến hoạt động NCKH của sinh viên như: 76% giảng viên cho rằng mình thiếu thốn về thời gian hướng dẫn NCKH cho sinh viên; 26% giảng viên chưa hướng dẫn đầy đủ và quan tâm thường xuyên đến tiến độ thực hiện đề tài NCKH của sinh viên; 10% giảng viên chưa phát huy được hứng thú, tính tích cực, tư duy sáng tạo trong NCKH của sinh viên. Sở dĩ có tình trạng này, vì ở một số giảng viên “làm giúp” sinh viên một số khâu như: chọn tên đề tài, cung cấp đầy đủ tài liệu tham khảo... nên dẫn đến sinh viên lười suy nghĩ, thụ động, trông chờ vào giảng viên hướng dẫn. Ngoài ra còn có 7,5% giảng viên khi đánh giá kết quả NCKH của giảng viên vẫn còn dễ dãi, điều này đã không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đánh giá chính xác, khách quan về các kỹ năng NCKH của sinh viên cũng như kết quả mà sinh viên thu được trong quá trình tham gia hoạt động NCKH.

Như vậy: những yếu tố khách quan và chủ quan trên đã gây cản trở không nhỏ cho việc phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH. Nhà quản lý cần kết hợp với cán bộ giảng viên, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn NCKH cho sinh viên tìm ra các biện pháp thích hợp để khắc phục những yếu tố đó.

2.4. Thực trạng quản lý phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành KHXH ở trƣờng ĐHSP - ĐHTN

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)