8. Cấu trúc luận văn
3.3.6. Xây dựng môi trường NCKH cho sinh viên
3.3.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp này nhằm xây dựng một môi trường NCKH cho sinh viên ngành KHXH với nhiều hoạt động đa dạng, rộng khắp trong các khoa, các bộ môn ngành KHXH; sử dụng nhiều biện pháp để khuyến khích và khơi dậy niềm đam mê NCKH của sinh viên. Một môi trường nghiên cứu tạo điều kiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cho các em có cơ hội phát huy kiến thức năng của mình, đóng góp những kinh nghiệm, kỹ năng, hứng thú, sáng tạo vào hoạt động NCKH, góp phần nâng cao chất lượng GD & ĐT cũng như rèn luyện kỹ năng của bản thân
3.3.6.2. Nội dung và cách thực hiện
NCKH là một hình thức giáo dục ở đại học, là một khâu trong quá trình học tập của sinh viên. Công tác NCKH của sinh viên là phương pháp có hiệu quả nhất trong việc đào tạo những cán bộ khoa học trong tương lai. Nó giúp sinh viên phát triển lối tư duy sáng tạo, phát triển những kỹ năng kỹ xảo NCKH của sinh viên trong quá trình tiếp nhận tri thức, sử dụng chúng để giải quyết vấn đề lý luận vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng GD & ĐT trong nhà trường.
Để đạt được điều đó đòi hỏi lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý phải xây dựng một môi trường NCKH cho sinh viên. Môi trường này phải được thực hiện ngay từ năm thứ nhất thông qua các hoạt động học tập, các câu lạc bộ NCKH, viện nghiên cứu về KH & CN... bằng cách giảng viên định hướng cho sinh viên trong quá trình giảng dạy, tạo ra các vấn để, tình huống từ thực tiễn kích thích trí tò mò, muốn tìm tòi chân lý, khám phá thế giới ở các em. Từ đó sinh viên có thể tiếp cận với hoạt động NCKH, hình thành và phát triển những kỹ năng cơ bản cho hoạt động NCKH.
Xây dựng môi trường NCKH cho sinh viên không chỉ được thực hiện thông qua hoạt động học tập của các em, mà còn phải quan tâm đến môi trường học tập xung quanh các em. Cần tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận các nguồn thông tin nghiên cứu qua thư viện, internet hay các nguồn tài liệu do giảng viên cung cấp. Tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn về NCKH, mở rộng các hình thức tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên như: thông qua các hướng báo cáo nghiên cứu, kết quả nghiên cứu hay các bài báo khoa học. Đồng thời khuyến khích sinh viên tham dự các buổi duyệt đề cương và bảo vệ đề tài nghiên cứu. Điều này có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành môi trường nghiên cứu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trao đổi chuyên môn. Đó cũng là cơ hội để sinh viên tích lũy kinh nghiệm, hình thành kỹ năng NCKH.
Tổ chức cho sinh viên tham gia vào các câu lạc bộ NCKH, phát huy tính chủ động, tích cực, hứng thú khi tham gia NCKH. Đồng thời cũng có thể tổ chức cho sinh viên cùng cộng tác với giảng viên tham gia một đề tài NCKH, tham gia viết báo cáo, hội thảo về đề tài NCKH của trường.
Bên cạnh đó, xây dựng môi trường phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên, nhà quản lý còn cần phải chú ý đến xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động NCKH. Tạo ra một môi trường thuận lợi bên trong và bên ngoài nhà trường cho sinh viên học tập và nghiên cứu.
3.3.6.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Cán bộ quản lý cần quan tâm đúng mức đến việc xây dựng môi trường phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên.
- Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của NCKH.
- Tổ chức nhiều hình thức NCKH phong phú, đa dạng nhằm bồi dưỡng năng lực nghiên cứu cho sinh viên
- Nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ, giảng viên trong nhà trường.