Khái niệm phát triển

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 26 - 134)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2.Khái niệm phát triển

Trong thế giới khách quan, mọi sự vật không ngừng vận động nằm trong khuynh hướng chung là sự phát triển. Các sự vật hiện tượng đó đều có mối liên hệ phổ biến và vận động, phát triển không ngừng. Sự tồn tại, liên hệ, vận động và phát triển của sự vật hiện tượng bao giờ cũng xảy ra trong những hoàn cảnh cụ thể, trong không gian và thời gian xác định. Song cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện không gian, thời gian khác nhau thì tính chất của mối liên hệ và sự phát triển của nó cũng khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phát triển học hay khoa học phát triển là một khoa học mới ra đời vào khoảng những năm 45, 50 và phát triển mạnh trong thập kỷ 60. Trong quá trình phát triển, Phát triển học có những thay đổi về nội hàm.

Ở giai đoạn đầu, nội dung chủ yếu là Kinh tế học phát triển và sau đó ngày càng phát triển theo hướng liên ngành. Ở mức cao hơn, môn Xã hội học phát triển và Quản trị học phát triển ra đời, nhấn mạnh sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có phần can thiệp của thể chế, chính trị.

Vậy phát triển là gì? Có nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển: - Phát triển được định nghĩa khái quát trong từ điển Oxford là: “Sự gia tăng dần của một sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn…”[47]

- Trong Từ điển Bách khoa của Việt Nam, phát triển được định nghĩa là:

“Phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới…”[46]

- Theo triết học: “Phát triển là quá trình vận động theo hướng từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện”. Phát triển có tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng phong phú.

Con người và mọi sự vật đều thay đổi theo thời gian, những sự phát triển bao hàm cả khái cạnh thay đổi theo hướng đi lên, hướng tốt hơn tương đối (Sự phát triển theo hướng đi lên như vậy, trong Sinh học gọi đó là sự phát triển tiến độ hay tiến hóa, ngược lại là sự phát triển thoái bộ - thoái hóa). Phát triển chính là quá trình tiếp thu những kiến thức nhằm mở ra cho cá nhân những công việc mới dựa trên cơ sở định hướng tương lai của tổ chức.

- Theo quan điểm của Đảng ta, “Phát triển là một bước tiến toàn diện và đồng bộ về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và môi trường”. Phát triển bao hàm sự tăng trưởng về kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - giáo dục, phát triển toàn diện con người, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm ổn định chính trị và giữ vững an ninh - quốc phòng của Tổ quốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, khái niệm phát triển phải bao gồm các nhân tố kinh tế và xã hội, cũng như các giá trị đạo đức và văn hóa, quy định sự nảy nở và phẩm giá con người trong xã hội. Nếu như con người là nguồn lực của phát triển, nếu như con người vừa là tác nhân lại vừa là người được hưởng, thì con người phải được coi chủ yếu như là sự biện minh và là mục đích của sự phát triển.

Trên cơ sở tìm hiểu một số quan niệm về phát triển như trên, ta thấy khái niệm phát triển có nội hàm và ngoại diên của nó:

+ Nội hàm: Phát triển tạo ra cái mới hoặc hoàn thiện, làm thay đổi về căn bản cái đã có để có cái tốt hơn, tiến bộ hơn. Cái mới, cái được hoàn thiện (Tức là sự phát triển) có thể có hai khía cạnh chính: phát triển về số lượng và phát triển về chất lượng

+ Ngoại diên: Là tất cả hoạt động tìm kiếm.

Như vậy: phát triển chỉ sự trưởng thành, lớn hơn về chất và lượng. Nói cách khác, phát triển là tất cả các hoạt động tìm kiếm nhằm tạo ra cái mới, có thể làm tăng về số lượng, làm cho tốt hơn về chất lượng hoặc cả hai. 1.2.3. Khái niệm kỹ năng

Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm kỹ năng, song nhìn chung các công trình nghiên cứu về kĩ năng thường tiếp cận theo hai hướng:

- Tiếp cận kĩ năng dưới góc độ mặt kĩ thuật, thao tác hành động của con người trong quá trình hoạt động. Các tác giả đi theo hướng này xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của hành động. Họ coi kỹ năng như là một phương tiện thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con người đã nắm vững. Như vậy, theo quan niệm này người có kỹ năng là người nắm vững tri thức về hành động và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà không cần tính đến kết quả của hành động. Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là các tác giả: V.A.Kruchexki, A.G.Côvaliôv, V.X.Rudin, Trần Trọng Thủy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo tác giả V.A.Kruchexki quan niệm: “Kĩ năng là các phương thức thực hiện hoạt động - những cái mà con người đã nắm vững”. Vì vậy người có kĩ năng là người đã nắm vững phương thức hành động trong một tình huống nhất định. Ông đã tách kĩ năng ra khỏi kết quả hành động trong quá trình xem xét nó [53].

Tác giả A.G.Côvaliôv quan niệm: “Kĩ năng là những phương thức thực

hiện hành động thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động”. Ông cũng không đề cập đến kết quả của hành động. Theo ông kết quả của hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng hơn cả là năng lực của con người, chứ không đơn giản là cứ nắm vững cách thức hành động thì đem lại kết quả tương ứng [52].

Tác giả Trần Trọng Thủy cũng cho rằng: “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách thức hành động tức là có kỹ thuật hành động và có kỹ năng”.

Cách tiếp cận này có ưu thế cơ bản là có thể làm cho quá trình tiếp cận một kĩ năng trở nên tường minh, nhưng lại hàm chứa hai nhược điểm:

1. Khó phân biệt được kĩ năng và kĩ xảo.

2. Tách bạch kĩ năng với năng lực hành động và kết quả của nó.

- Tiếp cận kĩ năng gắn với năng lực hành động của con người. Các tác giả đi theo hướng này xem xét kỹ năng nghiêng về năng lực của con người. Họ coi kỹ năng là năng lực thực hiện một công việc kết quả với chất lượng cần thiết, trong một thời gian nhất định, trong điều kiện mới. Họ coi kỹ năng là một biểu hiện năng lực của con người chứ không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động, mà còn như là những phẩm chất tâm lí. Vì vậy, nó vùa có tính ổn định, mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo. Quan trọng hơn nữa, kĩ năng luôn gắn với mục đích và chú ý đến kết quả của hành động. Hướng tiếp cận này có những đại biểu: N.Đ. Lêvitôv, X.L.Kixegôv, K.K.Platônôv, A.V. Pêtrôvxki…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cùng với quan niệm trên ở Việt Nam, tác giả Vũ Dũng trong Từ điển Tâm lí học đã định nghĩa: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [20].

Các tác giả: Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Ngô Công Hoàn,

Trần Quốc Thành cũng quan niệm: Kỹ năng là một mặt của năng lực của con (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người thực hiện một công việc có kết quả [44, 39].

Quan niệm kĩ năng theo hướng này có ưu điểm cơ bản là đã phân biệt kĩ năng với kĩ xảo, chú ‎ý tới mục đích, kết quả hành động và những phẩm chất khác của con người trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, với quan niệm này rất khó làm tường minh cấu trúc của một kĩ năng cụ thể, vì vậy rất khó xây dựng được quy trình kĩ thuật để hình thành nó. Mặt khác các tác giả đều nhất trí: tri thức là cơ sở của kĩ năng nhưng chưa chú ‎ý nhiều tới cơ chế tâm lí của mối quan hệ này.

Hai cách tiếp cận trên về kĩ năng không phải hoàn toàn là khác biệt, chúng chỉ là sự mở rộng hay thu hẹp nội hàm của khái niệm này mà thôi, xung quanh cái cốt lõi, kĩ năng là khả năng thực hiện một hành động của con người.

Như vậy, từ sự nghiên cứu các công trình nêu trên, chúng tôi thấy các tác

giả đều có chung nhận định: Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một hành

động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng biểu hiện trình độ những thao tác tư duy, năng lực hành động và mặt kỹ thuật của hành động.

Để có được kỹ năng về một hành động nào đó, con người cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Ý thức được nhu cầu nắm vững kỹ năng hành động, có thao tác tư duy tương ứng để phân tích mục đích, cách thức, điều kiện thực hiện hành động.

- Thực hiện hành động theo đúng logic, theo mẫu.

- Luyện tập để thích ứng với mọi điều kiện hành động khác nhau mà vẫn đảm bảo kết quả hành động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.2.4. Khái niệm khoa học, nghiên cứu khoa học

- Khoa học: Khoa học là những tri thức về các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hay nói cách khác khoa học là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện quy luật của sự vật và hiện tượng và vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật hoặc hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng

- Nghiên cứu khoa học

Theo các tài liệu hiện nay có khá nhiều định nghĩa về NCKH. Theo tác giả Vũ Cao Đàm trong giáo trình phương pháp luận NCKH cho rằng: NCKH là hoạt động xã hội hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc phát hiện ra bản chất sự việc, phát triển nhận thức khoa học về thể giới khách quan và vận dụng chúng vào việc cải tạo thế giới”

Cũng tác giả Lưu Xuân Mới có viết: “NCKH là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà những điều mà con người chưa biết đến.” [32].

Theo PGS.TS Bùi Văn Quân “ NCKH là nhằm tìm ra lời giải cho một tình huống có vấn đề, lời giải đó có thể là một thông tin, một phương pháp... mà trước đó chưa có” [39]

Theo luật Khoa học và công nghệ: “NCKH là một hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn” [29].

Theo chúng tôi: Nghiên cứu khoa học, là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Và hoạt động NCKH có các đặc trưng cơ bản:

Hoạt động luôn tìm đến cái mới: Tính mới mẻ thể hiện ở các phương diện từ quan điểm tiếp cấn, cách đặt vấn đề, phương pháp triển khai, phương pháp thực nghiệm đến quá trình nhận thức để cải tạo thế giới. Kết quả trong nghiên cứu còn là quá trình phát triển tư duy khoa học một cách mới mẻ, sản phẩm khoa học còn chứa đựng yếu tố mới.

Mang tính đặc trưng thông tin đó là đòi hỏi phải có tính chất khái quát cao, thông tin mới, có giá trị phục vụ cho nghiên cứu, thông tin do nghiên cứu đem lại phải khách quan và có độ tin cậy cao.

Đòi hỏi phải mạnh dạn, mạo hiểm chính là ở chỗ chủ thể nghiên cứu dám đi sâu vào nghiên cứu ở những lĩnh vực khó khăn, hoặc ít người quan tâm, đó là các đề xuất các ý kiến mạnh dạn, thẳng thắn, có khi cả vấn đề nhạy cảm... các nhà khoa học phải dấn thân vào nghiên cứu với những giả thuyết mới, có luận cứ và sẵn sàng chấp nhận sự thất bại

Tính “phi kinh tế” trong nghiên cứu: Thực tế trong NCKH không thể tính lời hay lãi trong nghiên cứu, khó hoạch toán về giá trị kinh tế, ở đây chúng ta chỉ xem xét kết quả hay sản phẩm nghiên cứu đóng góp cho sự nghiệp khoa học.

Tính độc đáo của cá nhân kết hợp với vai trò của tập thể khoa học, trong xu thể hội nhập hiện nay sự hợp tác trong NCKH là rất quan trọng. Nếu không có đặc trưng này trong NCKH thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, không tạo được các kết quả nghiên cứu, đặc biệt là sự thiếu hợp tác gắn kết giữa các nhà khoa học, các chuyên ngành nghiên cứu với nhau là sự lãng phí rất lớn trong NCKH, thể hiện sự thiếu đồng nhầt chưa tìm được tiếng nói chung trong NCKH.

1.2.5. Khái niệm kỹ năng nghiên cứu khoa học

Trong bất cứ hoạt động nào, chủ thể hoạt động cũng là người thạo việc. NCKH là một dạng lao động đặc biệt lại càng đòi hỏi ở mức độ cao hơn. Sự thành thạo trong NCKH chính là sự nắm vững các kỹ năng nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

NCKH ngoài việc đòi hỏi các nhà khoa học phải có một năng lực đặc biệt, một sự uyên bác về kiến thức, sắc sảo và nhạy cảm trong tư duy còn đòi hỏi các nhà khoa học phải có một quan điểm tiếp cận đối tượng, có một chiến lược nhiệm vụ đúng đắn, nắm vững các quy trình lôgic khách quan và sự thành thạo trong việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật để thu thập, xử lý thông tin và trình bày các kết quả nghiên cứu, nghĩa là phải có kỹ năng nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thực hiện một đề tài NCKH thì người nghiên cứu cần phải có các kỹ năng NCKH. Kỹ năng NCKH giữ vai trò quyết định đến chất lượng nghiên cứu của một đề tài.

Trên cơ sở tìm hiểu về khái niệm kỹ năng và NCKH, chúng tôi cho rằng:

Kỹ năng NCKH là sự thực hiện thành công các công trình nghiên cứu khoa học trên cơ sở nắm vững các quan điểm phương pháp luận, sử dụng thành thạo phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu.

Hệ thống kỹ năng NCKH có thể chia thành 3 nhóm sau:

- Nhóm 1: Nhóm kỹ năng nẵm vững lý luận khoa học và phương pháp luận nghiên cứu. Ở nhóm này các kỹ năng và kỹ thuật nghiên cứu thể hiện bắt đầu tự việc phát hiện đề tài, xây dựng chiến lược và chiến thuật nghiên cứu. Xác định các cách tiếp cận đối tượng, các quan điểm giải quyết vấn đề, lập đề cương, xây dựng giả thuyết, tìm lôgic mới, tạo hệ thống mới.

- Nhóm 2: Nhóm kỹ thuật sử dụng thành thạo các phương tiện nghiên cứu cụ thể. Các nhà khoa học phải nắm vững các phương pháp nghiên cứu trong phạm vi chuyên môn và biết sử dụng chúng một cách hợp lý vào đề tài của mình. Phương pháp NCKH là phạm trù phức tạp, nó bao gồm nhiều thao tác đơn giản nhất như tìm tư liệu, đến những phương pháp phức tạp hơn như là tác động vào đối tượng thực.

- Nhóm 3: Nhóm kỹ năng sử dụng kỹ thuật nghiên cứu. Đó là các nhà

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 26 - 134)