Xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 104 - 106)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.7. Xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt

3.3.7.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Xây dựng cơ chế khen thưởng, trách phạt hợp lý trong NCKH là việc làm cần thiết để tăng thêm động lực, kích thích hứng thú hoạt động NCKH cho mọi người, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động NCKH của sinh viên và đảm bảo công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ cho cho sinh viên khi tham gia NCKH.

3.3.7.2. Cách tiến hành biện pháp

Hàng năm, trong Hội nghị tổng kết hoạt động NCKH của sinh viên, nêu gương những sinh viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH, thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện khen thưởng bằng tinh thần và vật chất cũng như kỷ luật đúng mức đối với những sinh viên không hoàn thành tiến độ đề tài NCKH.

Để có chế tài cụ thể về vấn đề này, nhà trường cần tham khảo ý kiến đóng góp của cán bộ quản lý các khoa, các đơn vị trong trường thông qua Hội nghị công nhân viên chức đầu năm, các cuộc họp về việc thực hiện quy chế NCKH trong trường. Trong đó, phải xác định rõ mức thưởng tương ứng với thành tích cụ thể của các đề tài. Đặc biệt, khuyến khích đúng mức những đề tài thực hiện đúng thời gian quy định, có hiệu quả và ý nghĩa thực tiễn cao.

Nên có nhiều giải thưởng, mức thưởng phải có ý nghĩa đáng kể khuyến khích hứng thú học tập, NCKH của sinh viên. Có thể có thêm các phần thưởng khuyến khích khác như: đề tài có ý tưởng độc đáo nhất, đề tài thiết thực nhất, đề tài thực hiện đúng thời hạn, đề tài có tính sáng tạo nhất…

Ngoài việc quy định mức thưởng hỗ trợ về kinh phí, nhà trường có thể xét tặng danh hiệu NCKH cho sinh viên, xét học bổng, tăng điểm rèn luyện và một số mức khen thưởng khác trong hoạt động học tập của các em.

Bên cạnh đó có thể thực hiện biện pháp chế tài khi sinh viên tham gia NCKH nhưng không hoàn thành đúng thời hạn. Có các hình thức phê bình, kỷ luật nghiêm khắc đối với những cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ NCKH, hoàn thành chậm hoặc sản phẩm NCKH có chất lượng thấp do thiếu nỗ lực hay vì các nguyên nhân chủ quan của tác giả. (Trừ điểm rèn luyện, thi đua của sinh viên).

Ban hành quy định xét thưởng thi đua, căn cứ vào số lượng và chất lượng đề tài NCKH xét các mức thưởng phù hợp dựa trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ NCKH. Đồng thời khuyến khích sinh viên phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động trong NCKH, hoặc kết hợp với giảng viên thực hiện một đề tài với quy mô lớn hơn. Qua đó phát triển kỹ năng NCKH cho các em.

3.3.7.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Đổi mới công tác thi đua khen thưởng về NCKH phải phù hợp với tiềm lực về tài chính của trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Khen thưởng, trách phạt phải đúng người đúng việc, theo đúng văn bản, quy định của trường.

- Khen thưởng, trách phạt phải dựa trên kết quả nghiên cứu và thực hiện đề tài NCKH của sinh viên.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 104 - 106)