8. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ giảng viên nhà trường về ý nghĩa
hoạt động NCKH của sinh viên
Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Theo thầy/cô, mục đích phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên là gì?” (Câu hỏi 1 - Phụ lục 2).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức của giảng viên về ý nghĩa hoạt động NCKH của sinh viên
STT Ý nghĩa SL %
1 Giúp sinh viên nắm vững tri thức đã học vào một
lĩnh vực nghiên cứu 28 35,0
2 Giúp sinh viên củng cố, mở rộng tri thức đã học 31 38,8
3 Phát huy ý tưởng, khả năng sáng tạo của sinh viên 66 82,5
4 Hình thành phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu
cho sinh viên 68 85,0
5 Giúp sinh viên tận dụng tri thức đã học 57 71,3
6 Phát triển các kỹ năng NCKH cơ bản 23 28,8
Từ kết quả của bảng trên ta thấy: ý nghĩa việc hình thành phát triển năng lực tự nhọc, tự nghiên cứu được giảng viên đánh giá cao nhất (Chiếm 85%). Tiếp theo NCKH nhằm phát huy ý tưởng, khả năng sáng tạo của sinh viên chiếm 82,5%; giúp sinh viên tận dụng tri thức đã học chiếm 71,3%; củng cố, mở rộng tri thức chiếm 38,8%; nắm vững tri thức đã học vào một lĩnh vực nghiên cứu chiếm 35% và phát triển các kỹ năng NCKH cơ bản chiếm 28,8%.
Như vậy, dù nhận thức của giảng viên về ý nghĩa của hoạt động NCKH có sự khác nhau; nhưng nhìn chung phần lớn cán bộ, giảng viên nhóm ngành KHXH đều nhìn nhận và đánh giá đúng về vai trò, ý nghĩa hoạt động NCKH của sinh viên. Đây là yếu tố thuận lợi trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động quản lý phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH.