Đánh giá của giảng viên về các kỹ năng NCKH của sinh viên nhóm

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 67 - 69)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Đánh giá của giảng viên về các kỹ năng NCKH của sinh viên nhóm

ngành KHXH

Khảo sát thực trạng kỹ năng NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Theo thầy/cô, các kỹ năng NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH đạt được ở mức độ nào?” (Câu hỏi 3 - Phụ lục 2).

Bảng 2.8. Đánh giá của giảng viên về kỹ năng NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH

STT Các kỹ năng Đã có Còn hạn chế Chƣa có SL % SL % SL % 1 Phát hiện, lựa chọn và xác định vấn đề nghiên cứu 21 26,3 58 72,5 1 1,2

2 Xác định các nhiệm vụ nghiên cứu 35 43,8 45 56,2 0 0

3 Xác định đổi tượng, khách thể

nghiên cứu 53 66,3 27 33,7 0 0

4 Xây dựng đề cương nghiên cứu 57 71,3 23 28,7 0 0

5 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu 71 88,8 9 11,2 0 0

6 Thực hiện kế hoạch nghiên cứu 67 83,8 13 16,2 0 0

7 Vận dụng lý luận vào thực tiến

nghiên cứu 64 80,0 16 20,0 0 0

8 Sử dụng thư viện, thu thập tài liệu

nghiên cứu 76 95,0 4 5,0 0 0

9 Thu thập thông tin qua tiếp xúc

trực tiếp, phỏng vấn 73 91,3 7 8,7 0 0

10 Xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề

nghiên cứu 58 72,5 22 27,5 0 0

11 Viết lịch sử vấn đề nghiên cứu 19 23,8 60 75,0 1 1,2

12 Lựa chọn, vận dụng, phối hợp các

phương pháp nghiên cứu 44 55,0 36 45,0 0 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

14 Xử lý số liệu điều tra 65 81,3 15 18,7 0 0

15 Viết công trình nghiên cứu 68 85,0 12 15,0 0 0

16 Báo cáo tóm tắt công trình nghiên cứu 52 65,0 28 35,0 0 0

17 Trình bày công trình nghiên cứu

khi bảo vệ 49 61,3 31 38,7 0 0

18 Phân tích kết quả nghiên cứu 51 63,8 29 36,2 0 0

Bảng 2.8 cho chúng ta thấy: kỹ năng NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH còn hạn chế lớn ở khâu xây dựng bộ công cụ điều tra (77,5%); viết lịch sử vấn đề nghiên cứu (75,0%); phát hiện, lựa chọn, xác định vấn đề nghiên cứu (72,5%); và xác định các nhiệm vụ nghiên cứu (56,2%).

Tuy nhiên, bên cạnh đó một số kỹ năng thực hành khác được sinh viên làm khá tốt. Các em đã biết phát huy thế mạnh vốn có ở kỹ năng thu thập thông tin qua việc sử dụng thư viện, thu thập tài liệu nghiên cứu (95,0%); tiếp xúc trực tiếp, phỏng vấn (91,3%). Từ đó tiến hành xây dựng kế hoạch nghiên cứu (88,8%); viết công trình nghiên cứu (85%); và thực hiện kế hoạch nghiên cứu (83,8%).

Hầu hết giảng viên đều thừa nhận kỹ năng xử lý số liệu điều tra (81,3%); vận dụng lý luận vào thực tiễn của quá trình nghiên cứu (80%) cùng một số kỹ năng khác của sinh viên nhóm ngành KHXH được thực hiện tốt.

Song bên cạnh đó, vẫn còn 1,2% sinh viên chưa có kỹ năng phát hiện, lựa chọn vấn đề nghiên cứu; kỹ năng viết lịch sử vấn đề nghiên cứu và xây dựng bộ công cụ điều tra ở các em này còn yếu. Điều đó chứng tỏ đa số sinh viên còn lúng túng khi thực hiện phần thực hành. Chính vì vậy cán bộ quản lý, giảng viên hướng dẫn cần sớm tìm ra các biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH cho các em.

Qua ý kiến đánh giá của giảng viên, chúng tôi nhận thấy sinh viên nhóm ngành KHXH trường ĐHSP - ĐHTN vẫn còn yếu về một số kỹ năng như:

- Kỹ năng phát hiện, lựa chọn và xác định vấn đề nghiên cứu. - Kỹ năng xác định các nhiệm vụ nghiên cứu.

- Kỹ năng xác định đối tượng, khách thể nghiên cứu. - Kỹ năng viết lịch sử vấn đề nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Kỹ năng lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu. - Kỹ năng xây dựng bộ công cụ điều tra.

- Kỹ năng báo cáo tóm tắt công trình nghiên cứu. - Kỹ năng trình bày công trình nghiên cứu khi bảo vệ. - Kỹ năng phân tích kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)