Số lượng đề tài NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH đã được

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 54 - 57)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Số lượng đề tài NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH đã được

thực hiện và nghiệm thu trong giai đoạn 2009 - 2012

Khảo sát về thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH trường ĐHSP - ĐHTN, chúng tôi tiến hành điều tra số đề tài NCKH của các em trong giai đoạn từ 2009 - 2012.

Trong những năm qua, sinh viên trường ĐHSP - ĐHTN đã thực hiện được rất nhiều đề tài NCKH. Chỉ tính riêng giai đoạn từ 2009 - 2012 tổng số đề tài NCKH của sinh viên đã lên tới hơn 1000 đề tài, trong đó nhóm ngành KHXH đã chiếm đến hơn 500 đề tài. Điều đó cho thấy số lượng đề tài được nghiệm thu trên tỷ lệ sinh viên khá cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: từ năm 2009 đến năm 2012: số lượng đề tài NCKH của sinh viên khá cao. Cụ thể:

Biểu đồ 2.1. Đề tài NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH giai đoạn 2009 - 2012

Năm 2009: Số lượng đề tài NCKH của sinh viên toàn trường chiếm 331 đề tài, thì đề tài của sinh viên nhóm ngành KHXH đã chiếm đên 142 đề tài. Đây là tỷ lệ khá lớn so với tổng số đề tài NCKH của sinh viên toan trường.

- Năm 2010: tổng số đề tài NCKH của sinh viên toàn trường là 339, thì sinh viên nhóm ngành KHXH chiếm 126 đề tài, có giảm hơn về số lượng so với năm 2009.

- Năm 2011: số đề tài của sinh viên toàn trường là 409 thì sinh viên nhóm ngành chiếm đến 154 đề tài.

- Năm 2012: số đề tài của sinh viên nhóm ngành KHXH là 151 trong tổng số 433 đề tài NCKH của sinh viên toàn trường.

Như vậy: mặc dù đề tài NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH giai đoạn 2009 - 2012 có xu hướng giảm đi, nhưng so với tổng số đề tài NCKH của sinh viên toàn trường, nó vẫn chiếm một số lượng lớn, và đạt được những kết quả tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giải thưởng sinh viên NCKH nhóm ngành KHXH so với giải thưởng của sinh viên toàn trường trong giai đoạn này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1. Số lƣợng các đề tài NCKH và giải thƣởng sinh viên NCKH

STT Năm

Tổng số đề tài

NCKH Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải khuyết khích Trƣờng KH XH Trƣờng KH XH Trƣờng KH XH Trƣờng KH XH Trƣờng KH XH 1 2009 331 142 01 01 01 0 01 01 04 01 2 2010 339 126 0 0 0 0 02 01 04 03 3 2011 409 154 0 0 0 0 0 0 01 01 4 2012 433 151 0 0 01 01 01 0 02 01 Tổng 1.512 573 01 01 02 01 04 02 11 6 (Nguồn phòng QLKH - QHQT trường ĐHSP - ĐHTN)

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy: số lượng đề tài NCKH của sinh viên trong trường và sinh viên nhóm ngành KHXH giai đoạn 2009 - 2012 khá cao.

Từ 2009 - 2012, tổng số đề tài NCKH của dinh viên toàn trường là 1.512 đề tài, trong đó đề tài NCKH của nhóm ngành KHXH chiếm đến 573 đề tài. Điều đó cho thấy tỷ lệ sinh viên nhóm ngành KHXH tham gia NCKH khá cao, và cũng đạt được các thành tích đáng kể, Cụ thể:

- Năm 2009: tổng số đề tài NCKH của sinh viên đạt giải thưởng là: 07. Trong đó sinh viên nhóm ngành KHXH đã chiễm 1 giải nhất, 1 giải ba và 1 giải khuyến khích.

- Năm 2010: số đề tài đạt giải của sinh viên toàn trường là: 6 đề tài; thì sinh viên nhóm ngành KHXH đã chiếm đến 4 đề tài đạt giải. Có 1 giải ba và 3 giải khuyến khích. Tỷ lệ này so với toàn trường chiếm 66,7%, là một thành tích rất đáng quan tâm.

- Năm 2011: toàn trường chỉ có 1 giải khuyến khích; và giải này cũng là của sinh viên nhóm ngành KHXH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Năm 2012: tổng số giải thưởng NCKH của sinh viên toàn trường là 4 giải thì sinh viên nhóm ngành KHXH cũng chiếm đến 2 giải.

Như vậy: chúng ta nhận thấy, trong giai đoạn từ 2009 - 2012, số giải thưởng NCKH của sinh viên trường ĐHSP - ĐHTN nói chung, sinh viên nhóm ngành KHXH nói riêng có sự thay đỏi rõ rệt, nhưng theo chiều hướng giảm đi. Những đề tài đạt giải, đặc biệt là giải cao chủ yếu là ở sinh viên nhóm ngành KHXH. Mặc dù số đề tài NCKH của sinh viên càng về sau càng tăng, nhưng giải thưởng mà sinh viên đạt được lại giảm đi. Điều đó chứng tỏ, kỹ năng NCKH của sinh viên có phần giảm sút. Nhà quản lý và cán bộ giảng viên cần thấy rõ điều này để đưa ra những biện pháp để khắc phục tình trạng nêu trên.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 54 - 57)