Thực trạng kỹ năng NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 57 - 63)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Thực trạng kỹ năng NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH

Tìm hiểu về thực trạng phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH, chúng tôi tiến hành điều tra trên 170 sinh viên ở 4 khoa: Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn và Tâm lý giáo dục ở một số lĩnh vực như sau:

i. Nhận thức của sinh viên nhóm ngành KHXH về ý nghĩa hoạt động NCKH của sinh viên

Khảo sát vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Theo bạn, hoạt động NCKH của sinh viên có ý nghĩa như thế nào?” (Câu hỏi 1 - Phụ lục 3). Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên nhóm ngành KHXH về ý nghĩa hoạt động NCKH của sinh viên

STT Ý nghĩa SL %

1 Giúp sinh viên nắm vững tri thức đã học vào một

lĩnh vực nghiên cứu 48 28,2

2 Giúp sinh viên củng cố, mở rộng tri thức đã học 56 32,9

3 Phát huy ý tưởng, khả năng sáng tạo của sinh viên 101 59,4

4 Hình thành phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu

cho sinh viên 132 77,6

5 Giúp sinh viên tận dụng tri thức đã học 81 47,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn bảng kết quả trên ta thấy: sinh viên nhóm ngành KHXH chưa có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của hoạt động NCKH. Hình thành và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên là ý nghĩa được sinh viên đánh giá cao nhất (Chiếm 77,6%); phát huy ý tưởng, khả năng sáng tạo của sinh viên chiếm 59,4%; có 47,6% cho rằng hoạt động NCKH giúp sinh viên tận dụng tri thức đã học; mở rộng củng cố tri thức chiếm 32,9%; giúp sinh viên nắm vững tri thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu; và chỉ có 18,2% cho ràng hoạt động NCKH giúp sinh viên phát triển các kỹ năng NCKH cơ bản. Điều đó cho thấy, sinh viên có nhận thức không đồng đều về ý nghĩa hoạt động NCKH, và chưa xác định được rõ mục đích, ý nghĩa của hoạt động NCKH đối với sinh viên. Trong thực tế, hoạt động NCKH của sinh viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp sinh viên có thể hình thành và phát triển những kỹ năng NCKH. Vì vậy, cán bộ quản lý, giảng viên cần giúp sinh viên có nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, ý nghĩa hoạt động NCKH trong công tác quản lý phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên.

ii. Các hình thức tham gia hình thành kỹ năng NCKH

Khảo sát vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Để hình thành kỹ năng NCKH, bạn đã tham gia vào những hình thức NCKH nào của sinh viên sau đây?” (Câu hỏi 2 - Phụ lục 3).

Bảng 2.3. Các hình thức tham gia phát triển kỹ năng NCKH

STT Các hình thức SL %

1 Xêmina, hội thảo khoa học 19 11,2

2 Bài tập Tâm lý - Giáo dục và đề tài NCKH 170 100

3 Tham gia làm đề tài NCKH cùng giảng viên 35 20,6

4 Làm bài tập lớn 46 27,1

5 Bài tập thực hành phương pháp học tập bộ môn 170 100

6 Thông qua thực tập, thực tế 170 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng kết quả trên cho thấy: 100% sinh viên tham gia làm bài tập Tâm lý - Giáo dục và đề tài NCKH; làm bài tập thực hành và phương pháp học tập bộ môn; và thông qua hoạt động thực tập, thực tế để phát triển kỹ năng NCKH. Tham gia vào các hình thức học tập trên là điều kiện bắt buộc với sinh viên kiến tập sư phạm. Đó là điều kiện để sinh viên phát triển kỹ năng NCKH của mình. Bên cạnh đó có 49,9% sinh viên viết thu hoạch sau khi đọc tài liệu và chỉ có 27,1% sinh viên tham gia làm bài tập lớn để phát triển kỹ năng NCKH. Chính vì vậy, nên khả năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của các em đã làm hạn chế kỹ năng NCKH. Số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu đề tài cùng giảng viên cũng ở mức độ thấp, chỉ chiếm 20,6% và có 11,2% tham gia hội thảo khoa học, sêmina các chuyên đề. Thực tế đây là những hình thức có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên, nhưng sinh viên chỉ tham gia những hình thức bị bắt buộc, còn một số hình thức thì số lượng sinh viên tham gia lại ít đã gây cản trở đến hoạt động phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên. Vì vậy, cán bộ quản lý, giảng viên cần tìm ra các biện pháp thu hút sinh viên hơn nữa vào những hình thức này, nhằm phát triển năng lực NCKH cho sinh viên.

iii. Đánh giá của sinh viên về thái độ của giảng viên khi phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên

Khảo sát vân đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Bạn đánh giá như thế nào về thái độ của giảng viên khi phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên?” (Câu hỏi 5 - Phụ lục 3).

Bảng 2.4. Đánh giá của sinh viên về thái độ của giảng viên khi phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên

STT Thái độ của giảng viên SL %

1 Giảng viên ít tiếp xúc với sinh viên 21 12,4

2 Giới thiệu tài liệu cho sinh viên 143 84,1

3 Giảng viên có phương pháp và kinh nghiệm hướng

dẫn NCKH 161 94,7

4 Giảng viên tận tình và chu đáo 102 60,0

5 Thường xuyên quan tâm đến phát triển kỹ năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng kết quả trên cho thấy: giảng viên đã dành nhiều thời gian và công sức vào hoạt động NCKH cho sinh viên. Giảng viên có phương pháp và kinh nghiệm hướng dẫn NCKH (94,7%); và giới thiệu tài liệu cho sinh viên (84,1%) được sinh viên đánh giá cao. Bên cạnh đó, giảng viên cũng rất tận tình, chu đáo khi phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên (60%), và thướng xuyên quan tâm đến vấn đề phát triển kỹ năng NCKH cho các em (57,6%). Tuy nhiên, vì bận rộn với công việc giảng dạy nên một số giảng viên ít có thời gian tiếp xúc với sinh viên (12,4%), điều đó tạo ra khoảng cách với sinh viên, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động NCKH của các em.

iv. Tự đánh giá của sinh viên nhóm ngành KHXH về kỹ năng NCKH của sinh viên

Khảo sát thực trạng về các vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Bạn tự đánh giá về kỹ năng NCKH của bản thân như thế nào?” (Câu hỏi 3 - Phụ lục 3). Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy: theo tự đánh giá của sinh viên, thì sinh viên đã có một số kỹ năng NCKH sau:

- Thu thập thông tin qua tiếp xúc trực tiếp, phỏng vấn: 79,4%. - Sử dụng thư viện, thu thập tài liệu nghiên cứu: 75,9%

- Xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu: 70% - Vận dụng lý luận vào thực tiến nghiên cứu: 68,8% - Xử lý số liệu điều tra: 64,1%

- Thực hiện kế hoạch nghiên cứu: 57,6%

Những kỹ năng này các em có được do các em có nhiều cố gắng tìm tòi, đọc sách, tham khảo tài liệu và thu thập thông tin trong quá trình tự học và tự nghiên cứu. Tuy nhiên bên cạnh đó, một số kỹ năng NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH vẫn còn hạn chế. Đó là:

- Xây dựng bộ công cụ điều tra: có 70,6% sinh viên còn hạn chế, và còn có 1,2% sinh viên tự đánh giá là chưa có kỹ năng này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.5. Tự đánh giá của sinh viên về kỹ năng NCKH của bản thân

STT Các kỹ năng Đã có Còn hạn chế Chƣa có SL % SL % SL % 1 Phát hiện, lựa chọn và xác định vấn đề nghiên cứu 60 35,3 110 64,7 0 0

2 Xác định các nhiệm vụ nghiên cứu 58 34,1 112 65,9 0 0

3 Xác định đổi tượng, khách thể

nghiên cứu 61 35,8 109 64,1 0 0

4 Xây dựng đề cương nghiên cứu 65 38,2 103 60,6 2 1,2

5 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu 74 43,5 96 56,5 0 0

6 Thực hiện kế hoạch nghiên cứu 98 57,6 72 42,4 0 0

7 Vận dụng lý luận vào thực tiến

nghiên cứu 117 68,8 53 31,2 0 0

8 Sử dụng thư viện, thu thập tài liệu

nghiên cứu 129 75,9 41 21,1 0 0

9 Thu thập thông tin qua tiếp xúc trực

tiếp, phỏng vấn 135 79,4 35 20,6 0 0

10 Xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề

nghiên cứu 119 70,0 51 30,0 0 0

11 Viết lịch sử vấn đề nghiên cứu 50 29,4 120 70,6 0 0

12 Lựa chọn, vận dụng, phối hợp các

phương pháp nghiên cứu 83 48,8 87 51,2 0 0

13 Xây dựng bộ công cụ điều tra 48 28,2 120 70,6 2 1,2

14 Xử lý số liệu điều tra 109 64,1 61 35,9 0 0

15 Viết công trình nghiên cứu 88 51,8 82 48,2 0 0

16 Báo cáo tóm tắt công trình nghiên cứu 57 33,5 113 66,5 0 0

17 Trình bày công trình nghiên cứu khi

bảo vệ 84 49,4 86 50,6 0 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Viết lịch sử vấn đề nghiên cứu cũng chiếm đến 70,6% còn hạn chế. - Báo cáo tóm tắt công trình nghiên cứu: 66,5%

- Xác định các nhiệm vụ nghiên cứu: 65,9%

- Phát hiện, lựa chọn và xác định vấn đề nghiên cứu: 64,7% - Xác định đổi tượng, khách thể nghiên cứu: 64,1%

- Xây dựng đề cương nghiên cứu: 60,6%

Như vậy, số kỹ năng NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH còn hạn chế tương đối nhiều.

Trò chuyện với một sinh viên khoa địa lý, em cho biết: “Chúng em là sinh viên ngành KHXH, một số kỹ năng về thu thập tài liệu nghiên cứu, hay phân tích vấn đề nghiên cứu chúng em làm khá tốt. Song về kỹ năng xây dựng công cụ điều tra thì em còn nhiều lung túng, nếu không có sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn thì chưa đi đúng hướng nghiên cứu của đề tài”.

Một sinh viên khoa văn lại cho biết: “Khi tham gia hoạt động NCKH, ban đầu em gặp rất nhiều khó khăn về khâu phát hiện, lựa chọn và xác định vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, khi chúng em mới bắt đầu làm quen với hoạt động NCKH, kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu còn yếu, chưa xác định đúng những công việc cụ thể cần làm”.

Như vậy: nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó chủ yếu là do sinh viên bắt đầu làm quen với hoạt động NCKH, chưa thực sự chủ động trong NCKH, dẫn đến các kỹ năng còn yếu. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với cán bộ quản lý và giảng viên phải tăng cường rèn luyện và phát triển các kỹ năng trên cho sinh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên.

v. Những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình hình thành và phát triển kỹ năng NCKH

Qua việc khảo sát thực trạng các kỹ năng NCKH của sinh viên cũng như quá trình phân tích về nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số kỹ năng NCKH của các em còn hạn chế, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về những khó khăn cản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trở quá trình hình thành và phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên với câu hỏi:

“Bạn gặp phải những khó khăn nào khi hình thành và phát triển các kỹ năng NCKH?” (Câu hỏi 4 - Phụ lục 3). Kết quả thu được như sau:

- 96% ý kiến cho rằng khi thực hiện NCKH, các em gặp khó khăn về tài chính.

- 78% thiếu kinh nghiệm nghiên cứu.

- 68,8% cho rằng các em ít có điều kiện làm quen với NCKH - 70% thời gian NCKH quá ít

- 56% chưa được giảng viên hướng dẫn đầy đủvà quan tâm thường xuyên - 66,7% còn vụng về trong việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động NCKH.

- 59,1% sinh viên chưa có ý tưởng, chưa phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong NCKH.

Đó là những khó khăn sinh viên gặp phải khi hình thành và phát triển kỹ năng NCKH. Cán bộ quản lý và giảng viên cần nắm rõ điều này để từ đó đưa ra các biện pháp quản lý nhằm khắc phục, tạo điều kiện tốt nhất để các em phát triển kỹ năng NCKH.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)