Thực trạng về nội dung quản lý phát triển kỹ năng NCKH của giảng

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 64 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Thực trạng về nội dung quản lý phát triển kỹ năng NCKH của giảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khảo sát thực trạng này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Theo thầy/cô, nội dung phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH được thực hiện như thế nào?” (Câu hỏi 2 - Phụ lục 2). Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.7. Thực trạng về nội dung quản lý phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH

STT Nội dung phát triển kỹ năng NCKH cho

sinh viên  X TB

1 Đảm bảo sự tập trung thống nhất về chương

trình học 109 1,36 3

2

Nâng cao trách nhiệm quản lý phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên tại các khoa và giảng viên hướng dẫn

108 1,35 4

3 Hỗ trợ các phương tiện, thiết bị tạo điều kiện

thuận lợi cho NCKH của sinh viên 98 1,22 5

4

Tổ chức, chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động NCKH của sinh viên

85 1,06 6

5 Xây dựng mục tiêu, điều kiện về cơ chế quản

lý phát triển NCKH của sinh viên 110 1,37 2

6 Quy định về việc đánh giá nghiệm thu 121 1,51 1

7 Xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho

đề tài NCKH của sinh viên 77 0,96 7

Tổng 1,26

Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy: nội dung phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên được cán bộ, giảng viên thực hiện ở mức độ tương đối tốt (X= 1,26). Tuy nhiên ở mỗi nội dung khác nhau thì mức độ thực hiện cũng khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Quy định về việc đánh giá nghiệm thu được thực hiện tốt nhất (X= 1,51). Việc kiểm tra, đánh giá được quy định rõ ràng, cụ thể sẽ đánh giá chính xác kỹ năng NCKH của sinh viên. Biết được những kỹ năng nào sinh viên đã thực hiện tốt, những kỹ năng nào sinh viên còn hạn chế. Từ đó đề ra các biện pháp phù hợp phát triển kỹ năng NCKH cho các em.

- Nội dung thứ 2: là việc xây dựng mục tiêu, điều kiện về cơ chế quản lý phát triển NCKH của sinh viên (X= 1,37). Phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên phải theo một quy trình theo những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu đó phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo, và yêu cầu thực tiễn của xã hội.

- Nội dung thứ 3 được thực hiện tốt là: đảm bảo tập trung thống nhất về chương trình học (X= 1,36). Quá trình dạy học muốn đạt được hiệu quả thì chương trình học phải có sự thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với mục tiêu của quá trình đào tạo. Phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên cũng vậy, phải được thực hiện theo một chương trình, mục tiêu thống nhất. - Nội dung tiếp theo là nâng cao trách nhiệm quản lý phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên tại các khoa và giảng viên hướng dẫn (X= 1,35). Khoa và giảng viên hướng dẫn là những người ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên, vì vậy họ cần nhận thức rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong hoạt động NCKH của sinh viên.

- Các phương tiện, thiết bị tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên NCKH (X= 1,22) cũng được quan tâm thực hiện khá tốt. Tuy nhiên việc tổ chức, chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động NCKH của sinh viên (X= 1,06); đặc biệt là việc xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ cho đề tài NCKH của sinh viên (X= 0,96) vẫn còn thấp, chưa thực sự được quan tâm tâm nhiều. Điều này gây cản trở không nhỏ trong quá trình hình thành kỹ năng NCKH cho sinh viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 64 - 67)