8. Cấu trúc luận văn
2.4.1. Lập kế hoạch phát triển
Tìm hiểu về kế hoạch phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH, chúng tôi tiến hành khảo sát 21 cán bộ quản lý phòng QLKH - QHQT và các khoa nhóm nghành KHXH về một số công việc cụ thể, cũng như các biện pháp tăng cường đầu tư cho hoạt động NCKH, và các biện pháp nâng cao kỹ năng NCKH cho sinh viên
i. Nội dung kế hoạch thực hiện những công việc cụ thể nhằm phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH
Khảo sát về thực trạng này, chúng tôi sử dụng công hỏi: “Để phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên, ở đơn vị đồng chí đã tiến hành thực hiện những công việc cụ thể nào sau đây?” (Câu hỏi 2 - Phụ lục 1). Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.11. Nội dung của việc lập kế hoạch thực hiện những công việc cụ thể
STT Nội dung các công việc SL %
1 Quy định về đề tài NCKH cho sinh viên 14 66,7
2 Hướng dẫn quy trình tiến hành đề tài NCKH cho
sinh viên 13 61,9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4 Chủ động xây dựng kế hoạch và hướng nghiên cứu
để sinh viên đăng ký 18 85,7
5 Quy định về kiểm tra, đánh giá đề tài của sinh viên 18 85,7
6 Phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên 15 71,2
7 Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về kỹ năng
NCKH cho cán bộ giảng viên và sinh viên 11 52,4
8 Các công việc khác 9 42,9
Bảng kết quả trên cho thấy: Chủ động xây dựng kế hoạch và hướng nghiên cứu để sinh viên đăng ký; và quy định về kiểm tra, đánh giá đề tài của sinh viên được cán bộ quản lý đánh giá cao nhất, chiếm 85,7%. Để tổ chức quản lý có hiệu quả quá trình phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên, thì cán bộ quản lý cần quan tâm xây dựng kế hoạch thực hiện đề tài NCKH cho sinh viên. Đây là hai nội dung mà hầu hết ở phòng ban và các khoa nhóm ngành KHXH thực hiện rất tốt nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động NCKH cho sinh viên của đơn vị mình.
76,2% thực hiện việc định hướng mục tiêu nghiên cứu đề tài. Hầu hết khi sinh viên tiến hành NCKH; thì cán bộ quản lý, giảng viên hướng dẫn hỗ trợ các em về việc xác định mục tiêu, thực hiện đề tài, nâng cao kỹ năng NCKH cho các em.
Bên cạnh việc định hướng về mục tiêu nghiên cứu, cán bộ quản lý phòng và các khoa còn phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Công việc này được thực hiện khá tốt, chiếm 71,2%.
Việc quy định đề tài NCKH cho sinh viên (66,7%) và hướng dẫn quy trình tiến hành đề tài NCKH cho sinh viên (61,9) cũng đã được thực hiện. Đây là những nội dung không thể thiếu giúp sinh viên phát triển kỹ năng NCKH.
Ngoài ra việc thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về kỹ năng NCKH cho giảng viên và sinh viên (52,4%) và một số công việc khác (42,9%) cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
được thực hiện thường xuyên. Đây là những công việc cụ thể nhằm phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH.
ii. Mức độ quan trọng của các định hướng trong quá trình xét chọn đề tài NCKH của sinh viên
Tìm hiểu mức độ quan trọng của các định hướng trong quá trình xét chọn đề tài NCKH của sinh viên, chúng tôi tiến hành khảo sát với câu hỏi: “Đồng chí hãy xác định mức độ quan trọng của các định hướng dưới đây trong quá trình xét chọn đề tài NCKH của sinh viên?” (Câu hỏi 5 - Phụ lục 1). Xử lý kết quả thu được, chúng tôi quy ước như sau:
- Thang điểm: + Mức độ 1: 5 điểm + Mức độ 2: 4 điểm + Mức độ 3: 3 điểm + Mức độ 4: 2 điểm + Mức độ 5: 1 điểm - Quy ước: + 0 - 1,59: Không quan trọng + 1,60 - 2,59: Bình thường + 2,60 - 3,59: Quan trọng + 3,60 - 4,0: Rất quan trọng
Bảng 2.12. Mức độ quan trọng của các định hƣớng trong quá trình xét chọn đề tài NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH
STT Nội dung định hƣớng X TB
1 Đề tài có ý nghĩa phương pháp luận và ý nghĩa thực
tiễn phù hợp với chuyên ngành 69 3,28 2
2 Đề tài có khả năng chuyển giao công nghệ phù hợp
với thực tiễn sản xuất 67 3,19 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cứu của giảng viên và sinh viên
4 Đề tài gắn với chiến lược phát triển GD & ĐT 73 3,47 1
5 Theo định hướng nghiên cứu của khoa, trường 65 3,09 4
Tổng 3,15
Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy: các định hướng trong quá trình xét duyệt đề tài NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH được cán bộ quản lý
đánh giá ở mức độ quan trọng (X= 3,15). Tuy nhiên, ở mỗi định hướng khác
nhau, thì mức độ của nó cũng khác nhau. Trong đó nội dung định hướng được đánh giá quan trọng nhất là đề tài NCKH phải gắn với chiến lược phát triển GD & ĐT(X= 3,47). Quá trình giáo dục ngoài việc cung cấp tri thức cho người học, nhà trường còn có nhiệm vụ đào tạo nên các nhà khoa học tương lai, nghiên cứu về thực tiễn phát triển của GD & ĐT. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngay từ khâu lập kế hoạch, nhà trường phải xác định các hoạt động NCKH cho sinh viên phải phù hợp với chiến lược phát triển GD & ĐT đã đề ra. Đề tài được thực hiện phải mang ý nghĩa phương pháp luận và ý nghĩa thực tiễn phù hợp với chuyên ngành (X= 3,28); có khả năng chuyển giao công nghệ phù hợp với thực tiễn sản xuất (X= 3,09). Ngoài ra việc lập kế hoạch về các định hướng khi xét duyệt đề tài NCKH cho sinh viên cũng phải được tiến hành theo định hướng nghiên cứu của khoa, trường (X= 3,15); có tác dụng phục vụ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên (X= 2,76).
Như vậy: kháo sát về mức độ quan trọng của các định hướng trong quá trình xét chọn đề tài NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH, các cán bộ quản lý đều cho rằng nội dung định hướng trên đều có vai trò quan trọng trong hoạt động NCKH của sinh viên. Trên cơ sở xác định nội dung những công việc cụ thể và định hướng xét chọn đề tài, nhà trường xác định các biện pháp đầu tư và phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để tìm hiểu về các biện pháp tăng cường đầu tư cho hoạt động NCKH, chúng tôi sử dụng câu hỏi: "Theo đồng chí, để tăng cường đầu tư cho hoạt động NCKH, các biện pháp sau giữ vai trò như thế nào?" (Câu hỏi 6 - Phụ lục 1) để tiến hành khảo sát. Xử lý kết quả thu được, chúng tôi quy ước như sau:
- Thang điểm:
+ Không quan trọng: 0 điểm + Quan trọng: 1 điểm. + Rất quan trọng: 2 điểm. - Quy ước: + 0 - 0,59: Không quan trọng + 0,60 - 1,59: Quan trọng + 1,60 - 2,0: Rất quan trọng
Bảng 2.13. Thực trạng các biện pháp tăng cƣờng đầu tƣ cho hoạt động NCKH
STT Các biện pháp X TB
1 Liên kết với viện nghiên cứu và các trường bạn 34 1,61 5
2 Liên kết với các cơ sở nước ngoài 32 1,52 7
3 Tranh thủ sự đầu tư của các dự án 40 1,90 1
4 Bám sát chương trình phát triển NCKH của
địa phương 35 1,66 4
5 Liên kết với các doanh nghiệp trong hoạt
động NCKH 31 1,47 8
6 Tăng cường về kinh phí cho hoạt động NCKH 33 1,57 6
7 Xây dựng thư viện điện tử, cập nhật thông tin 38 1,80 2
8 Tăng cường về cơ sở vật chất, phương tiện phục
vụ cho NCKH 36 1,71 3
9 Các biện pháp khác 28 1,33 9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy: cán bộ quản lý đánh giá các biện pháp tăng cường đầu tư cho hoạt động NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH là rất quan trọng (X= 1,61). Mỗi biện pháp được đánh giá ở mức độ khác nhau. Cụ thể:
- Biện pháp được các nhà quản lý đánh giá cao nhất là biện pháp tranh
thủ sự đầu tư của các dự án (X= 1,90). Đối với nhóm ngành KHXH, sử dụng
biện pháp tranh thủ đầu tư của các dự án sẽ giúp sinh viên có cơ hội tham gia các đề tài NCKH lớn, phát triển kỹ năng NCKH của các em. Qua đó nâng cao chất lượng hoạt động NCKH trong sinh viên.
- Biện pháp thứ 2 được đánh giá cũng rất quan trọng là biện pháp xây dựng thư viện điển tử, cập nhật thông tin (X= 1,80). Thư viện điện tử giữ vai trò rất quan trọng trong công tác tham khảo, thu thập, xử lý thông tin trong NCKH. Hiện nay trường ĐHSP - ĐHTN đã và đang đầu tư vào thư viện, phục vụ cho hoạt động học tập nói chung, hoạt động NCKH của sinh viên nói riêng.
- Biện pháp tăng cường về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho NCKH (X= 1,71) ; bám sát chương trình phát triển NCKH của địa phương (X= 1,66); và liên kết với viện nghiên cứu và các trường bạn (X= 1,61) là những biện pháp rất quan trọng trong quản lý phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên. Sự hỗ trợ của cơ sở vật chất; các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT, cũng như nắm rõ hoạt động NCKH của địa phương không chỉ giúp sinh viên tìm hiểu các vấn đề thực tiễn để nghiên cứu, mà còn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình GD & ĐT, giúp sinh viên NCKH đạt được kết quả tốt nhất.
- Các biện pháp tăng cường kinh phí cho các hoạt động NCKH (X= 1,57); và liên kết với các cơ sở nước ngoài (X= 1,52) cũng được đánh giá rất cao. Các biện pháp này được thực hiện sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi nhất để tăng cường hứng thú, phát huy khả năng NCKH của sinh viên.
- Biện pháp liên kết với các doanh nghiệp trong hoạt động NCKH (X= 1,47); cùng một số biện pháp khác (X= 1,33) được cán bộ quản lý đánh giá ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mức thấp hơn so với các biện pháp trên, nhưng cũng giữ vai trò quan trọng không kém trong việc tăng cường đầu tư cho hoạt động NCKH của sinh viên nói chung, sinh viên nhóm ngành KHXH nói riêng.
iv. Thực trạng các biện pháp nâng cao kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH
Khảo sát các biện pháp nâng cao kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm
ngành KHXH, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Để nâng cao kỹ năng NCKH cho
sinh viên, theo đồng chí cần tiến hành các biện pháp nào dưới đây?” (Câu hỏi 7 - Phụ lục 1). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.14. Thực trạng về các biện pháp nâng cao kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH
STT Các biện pháp X TB
1 Xây dựng quy chế hoạt động NCKH cho sinh viên 28 1,33 5
2 Bồi dưỡng cán bộ chuyên sâu cho từng lĩnh vực
nghiên cứu để hướng dẫn sinh viên 34 1,61 1
3 Xây dựng các tiêu chí thi đua của đơn vị gắn liền
với hoạt động NCKH của sinh viên 26 1,23 6
4 Cập nhật thường xuyên các thông tin về NCKH
cung cấp cho sinh viên 29 1,38 4
5 Tổ chức các buổi hội thảo NCKH cho sinh viên 32 1,52 2
6 Bồi dưỡng sinh viên có năng lực nghiên cứu 31 1,47 3
Tổng 1,42
Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy: các biện pháp nâng cao kỹ năng NCKH cho sinh viên ở mức độ cần (X= 1,42). Tuy nhiên, mỗi biện pháp khác nhau cũng được đánh giá khác nhau:
- Bồi dưỡng cán bộ chuyên sâu cho từng lĩnh vực nghiên cứu để hướng dẫn sinh viên là biện pháp được đánh giá ở mức độ cao nhất (X= 1,61). Giảng viên, cán bộ chuyên sâu là người trực tiếp hướng dẫn sinh viên tham gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
NCKH. Vì vậy, việc nâng cao trình độ, bồi dưỡng thường xuyên cho các bộ chuyên sâu sẽ góp phần nâng cao kỹ năng NCKH cho sinh viên.
- Tổ chức các buổi hội thảo NCKH cho sinh viên, giúp sinh viên được thường xuyên tìm hiểu, tiếp cận và trau dồi kỹ năng NCKH. Đây cũng là biện pháp được đánh giá rất cao (X= 1,52).
- Biện pháp thứ ba là bồi dưỡng sinh viên có năng lực nghiên cứu (X= 1,47). Trong quá trình dạy học, tổ chức các buổi thảo luận, xêmina, hội thảo về NCKH cho sinh viên; người giảng viên, cán bộ quản lý có vai trò phát hiện những sinh viên có năng lực NCKH; trên cơ sở đó có những biện pháp bồi dưỡng và nâng cao năng lực này cho sinh viên.
- Bên cạnh đó, thường xuyên cập nhật các thông tin về NCKH cho sinh viên tham khảo, tìm hiểu cũng sẽ góp phần nâng cao kỹ năng NCKH cho các em (X= 1,38).
- Biện pháp xây dựng quy chế hoạt động NCKH cho sinh viên (X= 1,33); và xây dựng tiêu chí thi đua của đơn vị gằn liền với hoạt động NCKH của sinh viên (X= 1,23) cũng có vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt