Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý phát triển kỹ năng

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 49 - 134)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý phát triển kỹ năng

của sinh viên

Những năm qua hoạt động NCKH của sinh viên trường ĐHSP - ĐHTN nói chung, nhóm ngành KHXH nói riêng đã có rất nhiều đề tài NCKH đạt được chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số yếu tổ chủ quan và khách quan ảnh hưởng không tốt, gây cản trở cho việc phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH, nhà quản lý phải xác định rõ các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng NCKH của các em. Trên cơ sở xác định đúng các yếu tố này sẽ giúp các nhà quản lý tìm ra các biện pháp khắc phục những yếu tố còn tồn tại, đáp ứng yêu cầu NCKH nói riêng, GD & ĐT nói chung.

1.3.5.1. Yếu tố chủ quan

Những yếu tố chủ quan cản trở sự phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH được thể hiện như sau:

+ Về phía giảng viên:

- Giảng viên đánh giá kết quả NCKH dễ dãi, theo cảm tính - Thiếu thốn về thời gian hướng dẫn NCKH cho sinh viên

- Chưa hướng dẫn đầy đủ và quan tâm thường xuyên đến tiến độ thực hiện đề tài NCKH của sinh viên

- Chưa phát huy hứng thú, kích thích tính tích cực, tư duy sáng tạo trong NCKH của sinh viên…

+ Về phía sinh viên:

- Sinh viên còn chưa tích cực, chủ động, sáng tạo trong NCKH - Sinh viên có ít kinh nghiệm, kỹ năng trong NCKH.

- Sinh viên chưa có kỹ năng sử dụng CNTT trong NCKH.

- Lúng túng về phương pháp, cách thức NCKH. Chưa biết sử dụng và kết hợp nhuẫn nhuyễn các phương pháp với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sinh viên chưa đủ tự tin để tham gia NCKH.

- Thiếu thốn về thời gian, kinh phí khi tham gia hoạt động NCKH.

Những yếu tố chủ quan này làm giảm lòng nhiệt huyết, hứng thú, sự say mê NCKH của sinh viên, gây ra những khó khăn không nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH của các em.

1.3.5.2. Yếu tố khách quan

Mặc dù hiện nay chủ trương của Đảng, Nhà nước và nhà trường đã có nhiều đầu tư, quan tâm đến hoạt động NCKH của sinh viên. Song vẫn chưa được thực hiện triệt để. Còn có một số yếu tố khách quan ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên như:

- Kinh phí dành cho hoạt động NCKH của sinh viên còn thấp.

- Giảng viên thiếu thời gian hướng dẫn, quan tâm đến hoạt động NCKH của sinh viên.

- Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho NCKH còn thiếu.

- Chưa phát triển được môi trường NCKH tích cực cho sinh viên. - Cơ chế thi đua khen thưởng còn thấp, chưa phù hợp.

- Công tác kiểm tra, đánh giá của giảng viên nhiều khi còn dễ dãi, chưa khách quan...

Như vậy: để phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên nhóm ngành KHXH,

các nhà quản lý cần dựa trên những nguyên nhân khách quan và chủ quan gây cản trở đến hoạt động NCKH của các em. Từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp khuyến khích, động viên, phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết chƣơng 1

Trên cơ sở tìm hiểu vấn đề lý luận về phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên, chúng tôi đã tiến hành phân tích hệ thống hóa những nội dung cơ bản và các khái niệm phát triển, kỹ năng, khoa học, và NCKH của sinh viên trường ĐHSP - ĐHTN.

Từ đó đi đến khái niệm kỹ năng NCKH là khả năng thực hiện thành công các công trình khoa học trên cơ sở nắm vững các quan điểm phương pháp luận, sử dụng thành thạo phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu.

Sứ mệnh của trường ĐHSP - ĐHTN có vai trò quan trọng trong công tác NCKH của nhà trường. Thông qua các chức năng và nhiệm vụ của phòng QLKH - QHQT, trường chỉ đạo trực tiếp hoạt động NCKH của sinh viên. Tuy nhiên, để phát triển kỹ năng NCKH của mình, không thể không kể đến nhiệm vụ của sinh viên trong học tập và hoạt động NCKH.

Hoạt động NCKH mang những đặc trưng cụ thể như: tính mới mẻ, tính thông tin, tính tin cậy, tính kế thừa, tính rủi ro, tính cá nhân, và tính kinh tế. Nội dung NCKH bao hàm việc thiết lập sự kiện, phát hiện vấn đề nghiên cứu, xây dựng khái niệm và đặt giả thuyết nghiên cứu.

Trong quá trình phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên, nhà quản lý cần chú ý đến những nguyên nhân khách quan và chủ quan cản trở hoạt động NCKH của các em. Đồng thời để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc phát triển kỹ năng NCKH cho sinh viên thì vai trò của nhà quản lý, giảng viên hướng dẫn đối với kỹ năng NCKH của sinh viên và hệ thống các phương pháp, phương pháp luận NCKH là 3 yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng NCKH của các em. Phát triển kỹ năng NCKH của sinh viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường nói chung và công tác NCKH nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN NHÓM

NGÀNH KHXH Ở TRƢỜNG ĐHSP - ĐHTN

2.1. Một vài nét về trƣờng ĐHSP - ĐHTN

Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên trước đây là Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, được thành lập ngày 18 tháng 07 năm 1966 theo quyết định số 127/CP của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Theo Nghị định 31/CP ngày 04/04/1994 của Chính phủ về việc thành lập Đại học Thái Nguyên, Trường có tên gọi là Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên. Hiện nay Trường có 15 khoa đào tạo, bộ môn trực thuộc, 7 phòng chức năng, 3 trung tâm 01 viện nghiên cứu và 01 trường Trung học phổ thông thực hành, với tổng số 596 các bộ viên chức, trong đó có 421 giảng viên, trình độ sau đại học (01 giáo sư, 23 phó giáo sư, 72 tiến sĩ, 255 thạc sĩ, 129 cán bộ gảng dạy đang nghiên cứu sinh và 62 cán bộ đang theo học cao học) Nhà trường đang đào tạo 24 ngành Đại học, 19 chuyên ngành thạc sĩ và 07 chuyên ngành tiến sĩ với tổng số hơn 20.000 sinh viên chính quy và không chính quy; hơn 1000 học viên sau đại học đang được đào tạo.

Trường có đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu sâu về các lĩnh vực: Nghiên cứu về văn hoá, con người, mô hình giáo dục; ứng dụng CNTT trong dạy học; nghiên cứu đào tạo nhân lực cho miền núi...có bề dày nghiên cứu qua các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, với nhiều công trình ( bài báo, sách chuyên khảo) được công bố trên các tạp chí chuyên ngành, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên và các nhà xuất bản trung ương.

Hoạt động NCKH của Trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, không những tăng về số lượng mà chất lượng đề tài NCKH ngày càng được nâng cao. Hoạt động NCKH giai đoạn 2001-2011 thì tổng số đề tài NCKH các cấp của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cán bộ giảng viên của trường thực hiện là 644 đề tài (trong đó 02 đề tài cấp nhà nước, 185 đề tài cấp Bộ, 8 dự án cấp bộ, 28 đề tài cấp đại học, 407 đề tài cấp cơ sở, 09 đề tài nghiên cứu cơ bản) và 3384 đề tài NCKH của sinh viên.Xuất bản 90 giáo trình, sách chuyên khảo, công bố 185 bài báo quốc tế, 1023 bài báo trên các tạp chí khoa học ở trong nước Bằng khen của Bộ GD-ĐT về khoa học công nghệ giai đoạn 2000-2005; 2006-2010; 15 năm NCKH của sinh viên 1990- 2005; 10 năm NCKH của SV 2000-2010.

Giải thưởng về hoạt động NCKH của SV: 74 giải thưởng NCKH (3 giải nhất, 8 giải nhì, 18 giải ba. 45 giải khuyến khích); giải nhất, giải ba nghiệp vụ sư phạm toàn quốc, giải đặc biệt, giải nhì olympic vật lý; giải nhì olympic toán; giải nhất olympic các môn Khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiều huy chương vàng, bạc,đồng các môn thể thao sinh viên.

Trong những năm qua, Trường đã thiết lập phát triển quan hệ hợp tác về đào tạo và NCKH với nhiều trường đại học và trung tâm NCKH của Hà Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, CHND Lào, Nga, Pháp, Thái Lan, Trung Quốc, các Viện Anh ngữ Hoa Kỳ, Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga...

45 năm qua, Trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba, hạng nhì; Huân chương lao động hạng ba, hạng nhì, hạng nhất; cờ thi đua, bằng khen của tủ tướng chính phủ, nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc của Bộ giáo dục- Đào taok, UCND tỉnh Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên. Năm 2011 Trường đón nhận Huận chương Độc lập hạng Nhất và được vinh danh „Biểu tượng vàng nguồn lực việt Nam“ lần thứ nhất.

Với truyền thống hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành Trường ĐHSP- ĐHTN đã khẳng định được vị trí của mình đề trở thành “cơ sở đào tạo và NCKH chất lượng cao phục vụ đắc lực cho yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc và sự nghiệp CNH-HĐH đất nước „

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trƣờng ĐHSP - ĐHTN

Rèn luyện, bồi dưỡng kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, phát triển năng lực tư duy độc lập sáng tạo của sinh viên là đặc trưng quan trọng của giáo dục đại học. Hoạt động Nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên có một vị trí quan trọng đặc biệt để "biến quá trình đào tạo đó thành tự đào tạo" ở trường Đại học nói chung, Trường ĐHSP - ĐHTN nói riêng. Thông qua việc thực hiện đề tài NCKH, sinh viên được tập dượt khả năng làm việc độc lập, làm quen với các phương pháp nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, biết xử lý các số liệu thông tin thu được để viết báo cáo khoa học, trình bày các vấn đề nghiên cứu một cách chủ động, tự tin. Hoạt động NCKH của sinh viên góp phần bồi dưỡng niềm hứng thú, say mê tìm tòi, khám phá trong học tập và nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. Qua thực

tiễn hoạt động NCKH của sinh viên, Trường không chỉ phát hiện, bồi dưỡng

những sinh viên có năng lực nghiên cứu, tạo nguồn cán bộ giảng dạy và NCKH cho các trường Đại học, Cao đẳng, mà quan trọng hơn là đào tạo đội ngũ trí thức trẻ có khả năng đáp ứng được những yêu cầu khắt khe và đa dạng trong công việc và cuộc sống của thời kì hội nhập hiện nay.

2.2.1. Số lượng đề tài NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH đã được thực hiện và nghiệm thu trong giai đoạn 2009 - 2012 thực hiện và nghiệm thu trong giai đoạn 2009 - 2012

Khảo sát về thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH trường ĐHSP - ĐHTN, chúng tôi tiến hành điều tra số đề tài NCKH của các em trong giai đoạn từ 2009 - 2012.

Trong những năm qua, sinh viên trường ĐHSP - ĐHTN đã thực hiện được rất nhiều đề tài NCKH. Chỉ tính riêng giai đoạn từ 2009 - 2012 tổng số đề tài NCKH của sinh viên đã lên tới hơn 1000 đề tài, trong đó nhóm ngành KHXH đã chiếm đến hơn 500 đề tài. Điều đó cho thấy số lượng đề tài được nghiệm thu trên tỷ lệ sinh viên khá cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: từ năm 2009 đến năm 2012: số lượng đề tài NCKH của sinh viên khá cao. Cụ thể:

Biểu đồ 2.1. Đề tài NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH giai đoạn 2009 - 2012

Năm 2009: Số lượng đề tài NCKH của sinh viên toàn trường chiếm 331 đề tài, thì đề tài của sinh viên nhóm ngành KHXH đã chiếm đên 142 đề tài. Đây là tỷ lệ khá lớn so với tổng số đề tài NCKH của sinh viên toan trường.

- Năm 2010: tổng số đề tài NCKH của sinh viên toàn trường là 339, thì sinh viên nhóm ngành KHXH chiếm 126 đề tài, có giảm hơn về số lượng so với năm 2009.

- Năm 2011: số đề tài của sinh viên toàn trường là 409 thì sinh viên nhóm ngành chiếm đến 154 đề tài.

- Năm 2012: số đề tài của sinh viên nhóm ngành KHXH là 151 trong tổng số 433 đề tài NCKH của sinh viên toàn trường.

Như vậy: mặc dù đề tài NCKH của sinh viên nhóm ngành KHXH giai đoạn 2009 - 2012 có xu hướng giảm đi, nhưng so với tổng số đề tài NCKH của sinh viên toàn trường, nó vẫn chiếm một số lượng lớn, và đạt được những kết quả tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giải thưởng sinh viên NCKH nhóm ngành KHXH so với giải thưởng của sinh viên toàn trường trong giai đoạn này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1. Số lƣợng các đề tài NCKH và giải thƣởng sinh viên NCKH

STT Năm

Tổng số đề tài

NCKH Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải khuyết khích Trƣờng KH XH Trƣờng KH XH Trƣờng KH XH Trƣờng KH XH Trƣờng KH XH 1 2009 331 142 01 01 01 0 01 01 04 01 2 2010 339 126 0 0 0 0 02 01 04 03 3 2011 409 154 0 0 0 0 0 0 01 01 4 2012 433 151 0 0 01 01 01 0 02 01 Tổng 1.512 573 01 01 02 01 04 02 11 6 (Nguồn phòng QLKH - QHQT trường ĐHSP - ĐHTN)

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy: số lượng đề tài NCKH của sinh viên trong trường và sinh viên nhóm ngành KHXH giai đoạn 2009 - 2012 khá cao.

Từ 2009 - 2012, tổng số đề tài NCKH của dinh viên toàn trường là 1.512 đề tài, trong đó đề tài NCKH của nhóm ngành KHXH chiếm đến 573 đề tài. Điều đó cho thấy tỷ lệ sinh viên nhóm ngành KHXH tham gia NCKH khá cao, và cũng đạt được các thành tích đáng kể, Cụ thể:

- Năm 2009: tổng số đề tài NCKH của sinh viên đạt giải thưởng là: 07. Trong đó sinh viên nhóm ngành KHXH đã chiễm 1 giải nhất, 1 giải ba và 1 giải khuyến khích.

- Năm 2010: số đề tài đạt giải của sinh viên toàn trường là: 6 đề tài; thì sinh viên nhóm ngành KHXH đã chiếm đến 4 đề tài đạt giải. Có 1 giải ba và 3 giải khuyến khích. Tỷ lệ này so với toàn trường chiếm 66,7%, là một thành tích rất đáng quan tâm.

- Năm 2011: toàn trường chỉ có 1 giải khuyến khích; và giải này cũng là của sinh viên nhóm ngành KHXH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Năm 2012: tổng số giải thưởng NCKH của sinh viên toàn trường là 4 giải thì sinh viên nhóm ngành KHXH cũng chiếm đến 2 giải.

Như vậy: chúng ta nhận thấy, trong giai đoạn từ 2009 - 2012, số giải thưởng NCKH của sinh viên trường ĐHSP - ĐHTN nói chung, sinh viên nhóm ngành KHXH nói riêng có sự thay đỏi rõ rệt, nhưng theo chiều hướng giảm đi. Những đề tài đạt giải, đặc biệt là giải cao chủ yếu là ở sinh viên nhóm ngành KHXH. Mặc dù số đề tài NCKH của sinh viên càng về sau càng tăng, nhưng giải thưởng mà sinh viên đạt được lại giảm đi. Điều đó chứng tỏ, kỹ năng NCKH của sinh viên có phần giảm sút. Nhà quản lý và cán bộ giảng viên cần thấy rõ điều này để đưa ra những biện pháp để khắc phục tình trạng nêu trên.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên nhóm ngành khxh trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 49 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)