7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn
2.3.1.2. Di tích lịch sử
- Đình Phú Vinh: Tọa lạc tại thôn Phú Vinh – xã Vĩnh Thạnh – Thành phố Nha Trang (trước đây, đình Phú Vinh thuộc xã Vĩnh Ngọc). Từ giữa thế kỷ XVII người dân trong làng đã lập miếu thở Thành Hoàng dưới gốc cây Chang Chang cổ thụ nên gọi là miếu Chang Chang. Dân làng đã lựa chọn vị trí hiện nay để xây dựng đình vào năm 1888 và khánh thành vào năm 1889. Từ khi xây dựng đến nay, đình Phú Vinh đã được trùng tu vào các năm: 1938, 1958, 1969, 1974 và 1997.
Đình Phú Vinh quay về hướng đông, nằm ở vị trí trung tâm của làng có diện tích 1ha gồm 7 bộ phận kiến trúc:
+ Nghi môn được xây dựng theo kiểu tứ trụ gồm hai trụ lớn ở giữa và hai cột nhỏ, phía trên hai cột lớn có đắp nổi 3 chữ hán “Phú Vinh Đình”, trên hai trụ lớn có một cặp câu đối.
+ Án phong: Phía trước, phía sau có trang trí hình long mã, hổ vàng
+ Sân vũ ca: Có hai lối lên xuống, được sử dụng để “Hát chầu” trong những ngày lễ hội.
+ Bái đường: Có kết cấu 3 gian, 4 hàng cột ngang, 3 hàng cột dọc, nóc có đắp nổi long chầu và hổ phù. Trong bái đường hai bên có hai bàn thờ Hộ pháp, phía trong có hai bàn thờ Thổ công.
+ Chính điện: Có kết cấu 2 tầng 8 mái, 4 hàng cột ngang, 3 hàng cột dọc, bờ nóc đắp “lưỡng long chầu nhật”, các đầu đao đắp nổi rồng cách điệu, bờ nóc là hai dãy tường gạch trên có đắp nổi hình dơi. Chính điện có 7 bàn thờ: Có 3 bàn thờ Thần ở giữa, hai bên hồi chính điện có 4 bàn thờ Văn tiên sinh và Võ tiên sinh.
+ Nhà Tiền hiền: Làm theo kiểu tường hồi bít đốc, lợp ngói tây. Nhà Tiền hiền có 3 bàn thờ, thờ Bình Tây Đại Tướng Trịnh Phong và các vị tiền hiền.
+ Nhà khách: Có kết cấu hai mái lợp ngói tây theo kiểu tường hồi bít đốc. Các vật được lưu giữ trong đình gồm: 5 đạo sắc phong do các vua Nguyễn ban (vua Tự Đức, vua Đồng Khánh, vua Duy Tân và vua Khải Định), 1 chiêng, 1 trống sấm, 1 bộ mõ gỗ dài, 1 Lỗ Bộ, 14 câu đối bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ngoài ra còn có chân đèn, lư hương bằng đồng và nhiều lọ hoa, hương án thờ và các hiện vật bằng gỗ có giá trị về mỹ thuật, văn hóa lịch sử.
Phú Vinh là quê hương của Trịnh Phong là người lãnh đạo cao nhất của phong trào Cần Vương yêu nước chống Pháp ở Khánh Hòa (1885 – 1886). Do vậy, phía sau đình có ngôi mộ của Bình Tây Đại Tướng Trịnh Phong. Đình Phú Vinh còn là cơ sở hoạt động của các chiến sĩ và cán bộ cách mạng trong các cuộc kháng chiến của dân tộc.
2007, hiện được bảo quản tương đối tốt, nhưng không có người trực thường xuyên và không được vệ sinh sạch sẽ. Trong khuôn viên đình Phú Vinh đất đai bị lấn chiếm để làm hai lớp học và là nơi cư trú của gia đình ông Nguyễn Khen làm thủ từ ở đình 35 năm về trước, đã ảnh hưởng tới sự tôn nghiêm của ngôi đình.