Giải pháp về quy hoạch phát triển DLCĐ

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 107)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

4.2.2.2. Giải pháp về quy hoạch phát triển DLCĐ

- Cơ quan quản lý du lịch của địa phương, phối hợp với các sở ngành có liên quan, tiếp tục tổ chức quản lý, nghiên cứu, đánh giá những tác động tích cực, hạn chế việc thực hiện quy hoạch và quy hoạch điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết khu du lịch quốc gia Vịnh Nha Trang đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Từ đó, làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển khu du lịch vịnh Nha Trang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch khu du lịch vịnh Nha Trang, cần tiếp tục: xây dựng chỉnh trang đường và công viên dọc bờ biển theo nguyên tắc bảo vệ nguyên vẹn mặt nước, các bãi biển, đẩy lùi các công trình xây dựng về phía lục địa; xây dựng mới, nâng cấp cảng Cầu Đá thành cảng du lịch có kiến trúc mỹ thuật đẹp phù hợp với cảnh quan môi trường biển, có quy mô lớn hiện đại, đáp ứng nhu cầu neo đậu của các phương tiện, vui chơi giải trí, chở KDL, dân cư trên các đảo, hiện tại và tương lai lâu dài, đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách.

+ Có kế hoạch vận động, tư vấn hướng dẫn các cá nhân, công ty tham gia vận chuyển khách bằng tàu thuyền, đóng mới, hoặc nâng cấp, lắp đặt thiết bị đồ dùng trên tàu thuyền đảm bảo tính thẩm mỹ, thoáng mát, thuận tiện, vệ sinh sạch sẽ an toàn cho KDL. Cơ quan quản lý du lịch của tỉnh có thể tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu tàu biển chở khách, để chọn được mẫu tàu đáp ứng các yêu cầu trên .

+ Cơ quan quản lý du lịch phối hợp các chủ thể tham gia DLCĐ khác hỗ trợ các LNTT tại Nha Trang, lập và thực hiện dự án quy hoạch phát triển DLCĐ theo hướng bền vững. Trong quy hoạch phát triển DLCĐ, cần đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng hệ thống giao thông, thu gom xử lý chất thải, xây dựng các điểm tuyến tham quan, trung tâm giới thiệu nghề phù hợp với điểm du lịch LNTT. Đồng thời dự án cần có các kế hoạch hỗ trợ giáo dục đào tạo du lịch, khôi phục nghề truyền thống, marketing điểm đến cho CĐĐP, nâng cấp trang bị CSVCKT du lịch.

+ Xác định các sản phẩm DLCĐ tại các làng Trí Nguyên, Vũng Ngán, Bích Đầm là các sản phẩm du lịch sinh thái biển.

+ Các sản phẩm DLCĐ tại làng Lư Cấm và Ngọc Hội là các loại hình du lịch văn hóa sông nước.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)