Dân cư và nguồn lao động

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 74)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

2.4.6.1. Dân cư và nguồn lao động

Bảng 2.2. Số dân và lao động du lịch của các LNTT ở Nha Trang (năm 2013) Tiêu mục

Tên làng

Số hộ gia đình Số dân (ngƣời) Số lao động du lịch(ngƣời) Ngọc Hội 1,2 647 2437 40 Lư Cấm 663 3250 80 Trí Nguyên 600 4580 250 Vũng Ngán 105 500 100 Bích Đầm 120 700 130 Tổng số 2165 11467 600

Tính đến năm 2013, 5 LNTT ở Nha Trang có 2.165 hộ và 11.467 người. Các làng này đều có đất chật người đông, số người trung bình của một hộ gia đình trên 4 người, sống theo kiểu gia đình truyền thống, số con trung bình của một bà mẹ trên 2 con tại làng Ngọc Hội và Lư Cấm. CLCS của các gia đình ở đây đã được cải thiện hơn, số hộ nghèo chỉ còn có 30 hộ, số hộ cận nghèo 54 hộ, (12% số hộ) không còn người mù chữ.

Các làng này chỉ còn rất ít đất canh tác để trồng cói và trồng rau. Người lao động ở làng thường làm ăn buôn bán ở thành phố, đặc biệt là lao động trẻ. Những lao động tham gia sản xuất nghề truyền thống phần lớn là những người từ 40 tuổi trở lên, trình độ văn hóa phổ thông cơ sở và phổ thông trung học cơ sở. Những lao động kinh doanh và làm việc tại các nhà hàng ở độ tuổi từ 18 – 40 tuổi nhưng trình độ văn hóa phổ thông.

Tại các làng Bích Đầm và Trí Nguyên, Vũng Ngán, không có đất canh tác và đất vườn, họ chỉ sống dựa vào biển. Trước năm 2008, các làng này chưa có điện lại xa đất liền, không có lớp học bán trú, trẻ em bỏ học sớm, để đi biển khai thác thủy sản và tham gia lao động cùng bố mẹ nhiều. CLCS, trình độ dân trí và nhận thức thấp, họ sống dựa vào biển, thiên tai nhiều, cuộc sống không ổn định, nên cái nghèo cứ luẩn quẩn mãi, tỷ lệ nghèo 20% và cận nghèo chiếm 50% số hộ.

Theo điều tra nghiên cứu của đề tài, 60 hộ gia đình với 250 nhân khẩu tham gia kinh doanh du lịch và sản xuất nghề truyền thống đều có trình độ văn hóa hóa thấp, có 5/11 người có trình độ cao đẳng, đại học được đào tạo về du lịch. Nguồn lao động du lịch ở đây mới được qua lớp giáo dục về môi trường do Dự án KBT Hòn Mun tổ chức cho các làng chài trên đảo, nhưng chưa được qua giáo dục đào tạo về du lịch. Do vậy, chỉ trừ một vài chủ các nhà hàng và nuôi yến sào là người quản lý, còn CĐĐP ở các làng này chỉ tham gia vào những công việc nặng nhọc, làm thuê với thu nhập thấp, phần lớn trong số họ không tham gia loại bảo hiểm nào.

2.4.6.2.Các hoạt động kinh tế

Kinh tế của các LNTT ở Nha Trang chủ yếu là phát triển các nghề truyền thống, hoạt động kinh doanh du lịch, kinh doanh dịch vụ. Hoạt động nông nghiệp

không còn đất để phát triển, trữ lượng hải sản bị giảm nên các ngành truyền thống bị thu hẹp. Nguồn thu của địa phương chủ yếu là thu thuế kinh doanh từ các hoạt động trên nên rất thấp, gây khó khăn cho việc tổ chức quản lý các hoạt động KT – XH, văn hóa, phát triển du lịch ở địa phương, CLCS của dân cư chậm được cải thiện. Các hoạt động trên đóng góp vào ngân sách nhà nước như: những hộ gia đình có tàu lớn đánh bắt hải sản đóng thuế môn bài cho địa phương 2.000.000đ/năm; Mỗi hộ nuôi hải sản lồng bè đóng vào ngân sách địa phương 2.000.000đ/năm; Các hộ kinh doanh ăn uống và bán hàng phục vụ du khách nộp thuế cho địa phương từ 5 – 8 triệu đồng/năm; Các hộ kinh doanh nuôi và sơ chế yến sào nộp thuế cho địa phương từ 10 – 20 triệu đồng/năm. Nguồn: do tác giả điều tra.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)