Tác động tới tài nguyên môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 99)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

3.3.6.1. Tác động tới tài nguyên môi trường

+ Góp phần bảo vệ, tôn tạo, nghiên cứu, đề nghị xếp hạng, tôn vinh và nâng cao giá trị của TNMT. Vịnh Nha Trang được xếp hạng thắng cảnh cấp quốc gia năm 1989, được công nhận là một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới năm 2005. Các đình làng, miếu thờ, chùa Kim Sơn được bảo tồn, trùng tu xếp hạng DTLSVH cấp tỉnh; nghề và văn hóa truyền thống được bảo tồn và duy trì.

+ Nhận thức của CĐĐP được nâng cao, TNMT được bảo vệ và dọn vệ sinh tốt hơn, cảnh quan đẹp hơn. TNMT được khai thác có hiệu quả hơn cho phát triển du lịch và nghề truyền thống, nâng cao CLCS của dân cư.

+ Du khách có cơ hội tìm hiểu và thưởng thức các giá trị tự nhiên văn hóa bản địa độc đáo, phong phú của CĐĐP với giá rẻ.

*Tác động tiêu cực:

+ Việc xây dựng CSVCKT của các dự án Vinpearl, Hòn Tằm, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản và tham quan của du khách làm thay đổi địa hình, xấu cảnh quan, suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, (0,65kg rác x 858.000 lượt khách = 557.700kg rác và khoảng 429.000m3 nước thải của du khách thải ra môi trường).

Ở Nha Trang hiện chưa thu loại vé thắng cảnh và lệ phí môi trường nào, CĐĐP không có nguồn kinh phí cho các hoạt động bảo vệ TNMT.

100% hộ gia đình và các công ty được điều tra đều có kiến nghị với chính quyền địa phương cần bán và thu lệ phí tham quan, phí môi trường và hỗ trợ CĐĐP về vệ sinh môi trường.

Thế hệ trẻ, lao động địa phương rời bỏ làng quê ra thành phố làm việc làm suy giảm văn hóa và nghề truyền thống.

3.3.7.1.Tác động tới kinh tế - xã hội

*Tác động tích cực:

+ CĐĐP đã nhận được sự hỗ trợ về chính sách, vốn của nhà nước để xây dựng, nâng cấp CSHT.

+ Tạo việc làm mới từ du lịch: 600 việc làm trực tiếp, 1200 việc làm gián tiếp từ du lịch, góp phần nâng cao CLCS.

+ Khôi phục, duy trì phát huy nghề truyền thống, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng ngành nghề. Góp phần phát triển kinh tế địa phương qua việc đóng thuế cho địa phương từ các hộ, các công ty kinh doanh du lịch.

+ Nâng cao CLCS của dân cư, tăng cường tình đoàn kết, giúp đỡ trong trong cộng đồng, tạo ra môi trường văn hóa tốt hơn cho cộng đồng và du khách.

*Tác động tiêu cực:

+ Người lao động chưa được giáo dục đào tạo du lịch nên chất lượng chuyên môn nghiệp vụ thấp, hiệu quả kinh doanh thấp, chủ yếu là những công việc thủ công, nặng nhọc, làm thuê, thu nhập thấp, CLCS chậm cải thiện.

+ Suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất phương tiện sản xuất, không còn kế sinh nhai, giá cả tăng, thu nhập thấp, nguồn lợi từ du lịch bị rơi vào túi những công ty, những người ở ngoài địa phương, CLCS của dân cư giảm sút.

+ CĐĐP ở các làng chài chưa được hưởng chính sách của những vùng hải đảo nên kinh tế và đời sống gặp nhiều khó khăn, còn chưa có nước sạch.

+ Sản xuất bị thu hẹp, hiệu quả thấp, nguồn thu vào ngân sách địa phương bị suy giảm, gây khó khăn cho việc tổ chức quản lý và phát triển KT – XH ở địa phương. + Gây xung đột văn hóa, thế hệ trẻ bắt trước lối sống và chuẩn mực đạo đức khác lạ của KDL, làm suy giảm văn hóa truyền thống theo hướng tiêu cực.

+ Phân hóa giàu nghèo, gây mâu thuẫn trong cộng đồng giữa những gia đình kinh doanh, du lịch với những gia đình sản xuất truyền thống thuần túy

+ Quá tải về CSHT, môi trường sống và di dân ra thành phố.

+ Làm giảm chất lượng sản phẩm du lịch và tác động tiêu cực tới nhu cầu và quyền lợi của KDL.

*Tiểu kết chƣơng 3:

Chương 3: Tác giả nghiên cứu khái quát hoạt động du lịch tại Nha Trang, thực trạng phát triển DLCĐ và các tác động của hoạt động du lịch tới TNMT, KT – XH tại các LNTT ở Nha Trang.

Nha Trang là địa phương có lịch sử phát triển lâu dài trên 300 năm, Nha Trang có vị trí địa lý rất thuận lợi, có nhiều nguồn lực cho phát triển du lịch sinh

thái biển, du lịch văn hóa, du lịch MICE. Hoạt động du lịch của Nha Trang những năm qua đã đạt được những hiệu quả tích cực, CSVCKT du lịch, số lao động trực tiếp từ hoạt động du lịch, KDL đến, doanh thu từ hoạt động du lịch liên tục có mức tăng trưởng cao.

CĐĐP tại các LNTT đã tham gia vào trong nhiều hoạt động du lịch như: kinh doanh lưu trú, ăn uống, vận chuyển KDL, hướng dẫn, sản xuất hàng thủ công, kinh doanh hàng hóa, sản xuất nông phẩm, bảo vệ TNMT. Việc phát triển DLCĐ đã tạo ra việc làm, mang lại thu nhập, tạo các nguồn lực, bước đầu góp phần nâng cao CLCS, phát triển cộng đồng, bảo vệ TNMT.

Tuy vậy, hoạt động DLCĐ ở đây vẫn còn mang tính tự phát, còn thiếu quy hoạch khoa học và đúng đắn, nên chưa phát triển bền vững, hiệu quả về KT – XH và môi trường còn thấp, TNMT suy giảm. CĐĐP chủ yếu tham gia các công việc nặng nhọc, thu nhập thấp, lợi nhuận chủ yếu chảy vào túi những công ty ở ngoài địa phương. CLCS của người dân còn thấp và chậm cải thiện, chất lượng của sản phẩm du lịch còn thấp. Cần có những chính sách và giải pháp phù hợp, hữu hiệu để hoạt động DLCĐ ở đây khắc phục những hạn chế và phát triển bền vững.

CHƢƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)