7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn
2.1.2. Tên gọi, lịch sử hình thành và phát triển của Nha Trang
Theo các nhà nghiên cứu thì tên “Nha Trang được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh của người Chăm”. Trước đây Ya Tran có nghĩa là “sông lau”, tức là gọi sông Cái Nha Trang, trước kia có nhiều cây lau sậy. Về địa danh Nha Trang còn có trong toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, do nho sinh Đỗ Bá soạn vào cuối thế kỷ 17 và trong Phủ biên tập lục (1776) của Lê Quý Đôn.
Từ 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất dân cư thưa, thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh. Ngày 3/8/1924, Nha Trang trở thành thị trấn từ các làng cổ. Ngày 7/5/1937, Nha Trang được nâng lên thị xã gồm 5 phường. Ngày 27/1/1958, Nha Trang được chia thành xã Nha Trang đông và Nha Trang tây thuộc quận Vĩnh Xương. Ngày 22/10/1970 thị xã Nha Trang được tái lập làm tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa nhưng mở rộng thêm gồm 2 quận.
Ngày 2/4/1975 Quân giải phóng tiếp quản Nha Trang. Ngày 6/4/1975, Ủy ban quân quản Khánh Hòa chia Nha Trang thành: quận 1, quận 2 và quận Vĩnh Xương. Tháng 9/1975 hợp nhất hai quận 1 và 2 thành thị xã Nha Trang.
Ngày 30/3/1977, thị xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ của tỉnh Phú Khánh.
Ngày 1/7/1989, Nha Trang là tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa. Ngày 22/4/1999, Nha Trang được công nhận là thành phố loại 2. Ngày 22/4/2009, Nha Trang được công nhận là thành phố loại 1. [13, tr.78 – 79]