Khái niệm về làng nghề và làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 40)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

1.3.1.Khái niệm về làng nghề và làng nghề truyền thống

- Nghề thủ công truyền thống: là những nghề sản xuất ra những loại sản phẩm chủ yếu bằng công cụ thô sơ và sức lao động sáng tạo của con người. Nghệ thuật sản xuất nghề (hay còn gọi là bí quyết nghề nghiệp) do những nghệ nhân dân gian sáng tạo, gìn giữ truyền thống từ đời này sang đời khác cho những người trong gia đình, cùng huyết thống hoặc ở cùng làng bản. Các sản phẩm của các nghề thủ công truyền thống không những mang giá trị sử dụng mà còn có giá trị về thẩm mỹ, triết học, tâm linh thể hiện tài nghệ, tâm tư, tình cảm ước vọng của người làm ra chúng.

- Theo Bùi Thị Hải Yến trong cuốn “Tài nguyên du lịch”: “Làng nghề nông thôn Việt Nam là làng nghề có trên 30% tổng dân số tham gia sản xuất các sản phẩm phi nông nghiệp, tổng doanh thu do hoạt động sản xuất này chiếm trên 50% tổng doanh thu của cả làng”. [49, tr.70 – 71]

- Theo Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam”: “Làng là một đơn vị hành chính từ cổ xưa, mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỷ cương, tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm”. [35]

Nếu xét theo tiêu chí trên về làng nghề nông thôn Việt Nam trong 1450 làng nghề hiện còn được bảo tồn ở Việt Nam thì chỉ còn rất ít làng nghề thủ công truyền thống đủ tiêu chuẩn để công nhận. Phần lớn các làng nghề nông thôn hiện nay chủ yếu là làng sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam hiện nay chỉ còn một vài hộ đến một vài chục hộ sản xuất và bán các sản phẩm nghề truyền thống. Ở một số đô thị nước ta vẫn còn một số phường bảo tồn được sản xuất nghề thủ công truyền thống được bảo tồn.

- Làng nghề truyền thống có thể quan niệm như sau: ―Là làng có những người cùng sinh sống phát triển KT – XH, có những luật lệ, giá trị văn hóa riêng, có nghề sản xuất hàng hóa đã được hình thành phát triển một thời gian dài trong lịch sử, chuyên sản xuất một số loại sản phẩm hàng hóa, nghệ thuật sản xuất nghề được bảo tồn, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong làng. Sản phẩm hàng hóa được

sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong làng mà còn được bán ra thị trường trong nước và quốc tế. Các giá trị văn hóa của làng phong phú được sáng tạo, bảo tồn qua nhiều thế hệ‖.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 40)