Kinh doanh hàng hóa và hàng lưu niệm

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 91)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

3.2.5.Kinh doanh hàng hóa và hàng lưu niệm

- Tại các làng Ngọc Hội 1 và 2, làng Lư Cấm có 42 gia đình có nhà ở vị trí mặt đường và chợ và 9 hộ dệt chiếu đã đầu tư kinh doanh bán hàng hóa và các hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ cho KDL và nhân dân địa phương. Việc bán hàng thủ công mỹ nghệ và các loại hàng hóa của các hộ gia đình ở đây tạo việc làm cho từ 1 – 2 lao động/1 hộ với mức thu nhập từ 2 – 5 triệu VNĐ/1 hộ/1 tháng và đóng thuế cho địa phương từ 2 – 5 triệu VNĐ/1 hộ/1 năm. Các loại hàng hóa được bán gồm các nhu yếu phẩm, thực phẩm, quần áo, các sản phẩm dệt chiếu cói, bếp lò gốm. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ bán cho du khách ở đây khá đơn điệu chưa hấp dẫn du khách.

- Tại các khu vực bến cảng Cầu Đá, làng Trí Nguyên, Vũng Ngán và Bích Đầm có trên 100 hộ gia đình tham gia, kinh doanh các loại hàng lưu niệm, đồ ăn uống bán cho du khách. Các mặt hàng bán cho du khách gồm: các loại quần áo, túi xách, các sản phẩm lưu niệm làm từ vỏ trai, cua, ốc, các loại nước uống đóng chai, lon, bánh kẹo, hoa quả... việc kinh doanh hàng hóa và hàng lưu niệm đã tạo việc làm cho trên 100 lao động địa phương và mang lại cho họ nguồn thu nhập từ 1-5 triệu VNĐ/1 lao động/1 tháng, góp phần nâng cao CLCS của dân cư.

Người dân địa phương tham gia bán hàng hóa nói chung có phẩm chất trung thực, thân thiện, lịch sự với du khách, ít hiện tượng chèo kéo làm phiền du khách.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 91)