7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn
1.2.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
1/ Thừa nhận, ủng hộ và thúc đẩy quyền chủ thể sở hữu của cộng đồng về các nguồn lực phát triển du lịch và việc tham gia vào các hoạt động du lịch.
2/ Lấy ý kiến của các bên tham gia, tôn trọng ý kiến của CĐĐP, đảm bảo những ý kiến của các bên tham gia, được chuyển đến những cơ quan, những người có trách nhiệm xem xét giải quyết.
3/ Thu hút và khuyến khích sự tham gia của CĐĐP với vai trò chủ thể vào tất cả các giai đoạn, các lĩnh vực, các hoạt động du lịch và bảo tồn.
4/ Phát triển du lịch đi đôi với duy trì phát triển sự đa dạng các ngành kinh tế, không làm suy giảm các ngành truyền thống. Phát triển du lịch như một phương cách giúp CĐĐP phát triển KT – XH, xóa đói giảm nghèo.
5/ Hòa nhập quy hoạch phát triển CĐĐP vào quy hoạch phát triển KT – XH của địa phương và quốc gia.
6/ Bảo tồn, phát triển và khai thác các nguồn lực phát triển du lịch theo hướng thận trọng, có kiểm soát, tiết kiệm, bền vững và tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc có tính cạnh tranh.
8/ Hỗ trợ CĐĐP trong việc phát triển du lịch, phát triển cộng đồng nâng cao CLCS của CĐĐP.
9/ Tăng cường giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực địa phương và các bên tham gia. Giáo dục và đào tạo du lịch còn cần được thực hiện với các chủ thể tham gia vào hoạt động DLCĐ.
10/ Phần lớn nguồn thu từ hoạt động du lịch cần được giữ lại cho cộng đồng, dùng để đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo TNDL, phát triển du lịch và phát triển cộng đồng. Khi phân chia các nguồn lợi thu được từ các hoạt động du lịch cần công bằng và công khai giữa các bên tham gia, cũng như giữa cộng đồng.
11/ Đầu tư, xúc tiến phát triển du lịch có trách nhiệm và trung thực.
12/ Tăng cường hợp tác nghiên cứu, theo dõi, thống kê và đánh giá trong phát triển DLCĐ; Các yếu tố phát triển KT – XH cũng như phát triển du lịch luôn biến động nhanh, cần được nghiên cứu điều chỉnh bổ sung kịp thời.
13/ Phát triển DLCĐ cần phải tuân theo nguyên tắc thị trường và quy luật cung cầu.