Giải pháp về tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 105)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

4.2.2.1.Giải pháp về tổ chức quản lý

- Quản lý theo pháp luật và các văn bản quy phạm:

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Nha Trang, Ban Quản lý Khu Du lịch vịnh Nha Trang, phối hợp với các sở ngành có liên quan, CĐĐP để tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát các hoạt động du lịch trong Khu Du lịch Vịnh Nha Trang nói chung, tại các LNTT ở Nha Trang theo hệ thống pháp luật và các quy định đặc biệt các bộ luật: Luật Di sản, Luật Đất đai, Du lịch, Thủy sản, Môi trường, Xây dựng và các văn bản dưới luật như: Quyết định QĐ 217/QĐTCDL ngày 15/6/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về phân loại xếp loại cơ sở lưu trú du lịch; Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐCP ngày 1/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch; Nghị định 16/20/2012/NĐCP của Thủ tướng Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Quyết định số 185/QĐ – CTUBND tỉnh Khánh Hòa ngày 25/01/2010, về việc công bố áp dụng biện pháp bình ổn giá dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Nha Trang…

Trong quá trình quy hoạch phát triển DLCĐ, cần tư vấn giúp đỡ cộng đồng thành lập và tổ chức quản lý các hoạt động du lịch, cũng như phát triển cộng đồng theo các nhóm tổ: tổ dệt trồng cói và dệt chiếu, tổ sản xuất gốm, tổ kinh doanh ăn uống, tổ vận chuyển tàu khách, tổ kinh doanh homestay, tổ hướng dẫn, tổ vận chuyển và bán hàng cho khách bằng mủng, tổ bán hàng hóa… Các tổ này bầu các tổ trưởng, tổ phó, những người này sẽ trực tiếp tổ chức quản lý, điều phối cho các thành viên của tổ hoạt động. Họ cũng sẽ là những người đại diện cho các nhóm tổ, cùng chính quyền địa phương tham gia vào quá trình quy hoạch, ra các quyết định, kiến nghị cho phát triển du lịch và phát triển cộng đồng với các cấp quản lý du lịch và chính quyền địa phương.

- Quản lý khách du lịch:

KDL đến du lịch tại Nha Trang và các LNTT tại đây mang tính theo mùa vụ. Từ đó dẫn đến việc quá sức chứa của CSVCKT và TNMT, gây hậu quả tiêu cực về nhiều mặt. Vì vậy, Ban Quản lý Khu Du lịch vịnh Nha Trang cần phối hợp với CĐĐP, quản lý điều chỉnh lượng du khách đến bằng các biện pháp:

+ Ban hành và thực thi các thủ tục đăng ký tham quan, đặt các dịch vụ đối với du khách, nhất là khách đi theo đoàn do các công ty du lịch tổ chức. Ban Quản lý sẽ ưu tiên tiếp nhận các đoàn khách có đăng ký trước thời gian đến và các dịch vụ du lịch. Khi các du khách đến tham quan, cần được hướng dẫn quy định những gì khách được làm và không được làm. Những đoàn khách đông từ 5 người trở lên phải thực hiện đặt cọc tiền để thực hiện các quy định về môi trường và có các hướng dẫn viên địa phương.

+ Quản lý và điều tiết nguồn khách bằng mức thu lệ phí tham quan và giá các dịch vụ: Xây dựng và thực thi các quy định giảm giá vé tham quan và giá các dịch vụ du lịch vào những ngày trong tuần và các dịp vắng khách. Các biện pháp này cần được phổ biến tuyên truyền rộng rãi cho các chủ thể tham gia du lịch, đặc biệt là KDL.

- Quản lý các nguồn thu từ du lịch:

tham gia giám sát quản lý và phân chia, sử dụng các nguồn lợi từ hoạt động du lịch, đảm bảo việc phân chia công bằng công khai cho CĐĐP và các chủ thể tham gia khác.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 105)