7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn
3.1.1. Lịch sử phát triển của hoạt động du lịch tại Nha Trang
Tháng 7/1891, bác sĩ Yersin đến Nha Trang, rồi ông ở lại làm việc tại đây, đã khởi đầu cho lịch sử phát triển du lịch ở thành phố biển này.
Từ những năm 1920, khu biệt thự trên núi Cảnh Long đã được xây dựng và trở thành nơi nghỉ mát của quan chức cao cấp Pháp và vua Bảo Đại, sau này là nơi nghỉ của các quan chức Sài Gòn.
Trong thời gian từ 1930 đến 1945, nhiều khách sạn đã được xây dựng ở Nha Trang như: Beau Rivage (khu C khách sạn Hải Yến hiện nay), Grand (nay là nhà nghỉ T78 - 44 Trần Phú), Ternumus Bon Air….
Từ năm 1945 – 1975 có thêm các khách sạn và nhà nghỉ được xây dựng như: La Frégte, Phượng Hoàng, Gia Long, Duy Tân, Hòa Bình 1, Hòa Bình 2, Khương Hải, Mạnh Tấn, Thiên Sơn…
Hoạt động du lịch Nha Trang từ những năm 1920 đến năm 1989 chỉ dựa vào những ưu thế về cảnh quan, tự nhiên biển, với hai loại hình chính là: Du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển kết hợp với tham quan.
Tháng 8/1993, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa được thành lập. Tháng 2/2001 hai Sở Du lịch và Thương mại được hợp nhất thành Sở Du lịch – Thương mại Khánh Hòa; Nha Trang trở thành trung tâm du lịch của tỉnh và khu du lịch tổng hợp quốc gia.
Ngày 11/3/1994, Ủy ban Nhân dân tỉnh có chỉ thị số 06/UB “Về việc củng cố và phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa, làm cơ sở để kiện toàn hệ thống kinh doanh du lịch, thích nghi dần với cơ chế thị trường”. Nha Trang được đầu tư phát triển thành trung tâm du lịch của vùng du lịch Nam Trung Bộ và của tỉnh Khánh Hòa.
Các loại hình du lịch được ưu tiên phát triển là: Du lịch sinh thái biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch MICE, du lịch công vụ và thăm thân.