Các hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 30)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

1.2.5.Các hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương

- Nhà hàng: kinh doanh dịch vụ ẩm thực tại nhà người dân sử dụng rau, các loại thực phẩm lấy tại nơi sinh sống của họ và các loại thủy hải sản đánh bắt tại địa phương.

- Dịch vụ homestay: kinh doanh dịch vụ lưu trú tại nhà người dân, cung cấp cho du khách sự trải nghiệm chính cuộc sống của họ trong một không gian mới.

- Trải nghiệm, mua sắm với nghề truyền thống: Biễu diễn các công đoạn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cho du khách xem… và sau đó cho khách tự làm các sản phẩm để trải nghiệm thực tế. Họ sẽ trả chi phí dịch vụ để được có sản phẩm hoặc mua sản phẩm tại địa phương.

- Trải nghiệm nông nghiệp: cho du khách trải nghiệm như cày ruộng, cấy lúa, trồng rau, thu hoạch mùa màng, chăm sóc gia súc... và có thể cho họ được thưởng thức các thành quả của họ.

thể tham gia một số công đoạn trong các lễ hội và họ cùng vui chơi thưởng thức các trò chơi dân gian, nấu ăn các món ăn truyền thống…

- Giao lưu với người dân địa phương, hướng dẫn viên địa phương: là hoạt động giao lưu hoặc giới thiệu những phong tục tập quán, lễ tiết, luật lệ,… về làng cho du khách bởi chính người dân bản địa.

- Tái hi ện lại lịch sử và văn hóa: cung cấp các dịch vụ viếng thăm và nghe người dân bản địa diễn giải các tài nguyên văn hóa và các công trình kiến trúc còn lưu lại.

1.2.6. Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương

Bảng 1.1. Mô tả các loại hình du lịch cộng đồng

Loại Đặc trƣng Nét hấp dẫn du lịch (điển hình)

Du lịch di sản Là du lịch bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trong làng (nhà cổ, đình làng, miếu-đền, nhà thờ họ, bia đá, các làn điệu dân ca) còn lưu lại cho hậu thế và các hoạt động của người xưa, để cho du khách có thể học tập, giao lưu, trải nghiêm.

Tham quan, nghiên cứu và học tập từ các di tích lịch sử, thăm các nhà cổ, thưởng thức các làn điệu dân ca, tập hát xướng…

Du lịch làng nghề truyền thống

Tham quan, trải nghiệm, giao lưu nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ,… còn giữ gìn tại các làng nghề.

Trải nghiệm nghề truyền thống, giao lưu với nghệ nhân, mua các sản phẩm nghề truyền thống, tham gia tour đi tham quan nguồn gốc các sản phẩm nghề truyền thống hoặc tham gia các công đoạn sản xuất sản phẩm…

Du lịch sinh thái Du lịch vận dụng các điều kiện tự nhiên như cảnh quan sông nước, cù lao, công viên, vườn cây ăn quả, nhà vườn, khí hậu…

Tour khám phá, trải nghiệm môi trường thiên nhiên như sông nước, phong cảnh, tham quan và thưởng thức các sản phẩm tại các vườn cây ăn quả hoặc cơ sở chế biến… Du lịch nông sinh

học

Du lịch tận dụng các thế mạnh của nghề nông, các điều kiện nông thôn và cuộc sống tại các nông thôn.

Các chương trình tham quan, trải nghiệm, học tập về nông nghiệp, tập sản xuất nông nghiệp, thưởng thức nông sản, giao lưu với nông dân…

Du lịch thể thao Du lịch dựa vào các tài nguyên thiên nhiên để trải nghiệm: bơi, lặn biển, chèo thuyền, câu cá, đua thuyền, leo núi, trượt tuyết,

Các chương trình trải nghiệm cuộc sống hoang dã, thử thách mạo hiểm, rèn luyện sức khỏe, thưởng thức sản phẩm săn bắt được…

săn bắn… Du lịch nghỉ

dưỡng, chữa bệnh

Du lịch dựa vào các nguồn nước khoáng, bùn khoáng tự nhiên, các vùng có nhiều phương thuốc, dược liệu quý của người dân bản địa…

Các sản phẩm ngâm tắm khoáng, ngâm tắm thuốc dân gian… nhằm trải nghiệm và phục hồi sức khỏe.

Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch ―Cẩm nang du lịch nông thôn Việt Nam‖

1.2.7. Những tác động từ việc phát triển du lịch cộng đồng đến tài nguyên môi trường du lịch, phát triển du lịch và phát triển cộng đồng

Bảng 1.2. Mô tả những tác động của du lịch cộng đồng

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH CỘNG ĐỒNG I Những tác động kinh tế tích cực

1 Du lịch đã làm tăng thêm nhiều cơ hội việc làm tại địa phương

2 Thu nhập về kinh tế của người dân được tăng lên đáng kể nhờ du lịch 3 Du lịch đã thu hút được nhiều hơn vốn đầu tư cho địa phương

4 Chất lượng các dịch vụ công cộng tại địa phương tốt hơn nhờ sự đầu tư từ du lịch 5 Du lịch là một trong những lĩnh vực quan trọng hỗ trợ nền kinh tế địa phương 6 Du lịch tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho cư dân địa phương

II Những tác động kinh tế tiêu cực

7 Lợi nhuận từ du lịch địa phương chảy vào túi các cá nhân và tổ chức ngoài địa phương

8 Lợi nhuận từ du lịch chỉ làm lợi cho một số người sống quanh khu du lịch 9 Giá cả nhiều mặt hàng và dịch vụ ở địa phương tăng lên là vì du lịch 10 Giá cả nhà đất ở địa phương tăng lên là vì du lịch

11 Tính mùa vụ của du lịch tạo ra rủi ro cao, tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp 12 Việc phát triển du lịch tại các khu du lịch cũng gây trở ngại cho hoạt động kiếm kế

sinh nhai của người dân địa phương

III Những tác động văn hoá - xã hội tích cực

13

Du lịch đã cải thiện chất lượng các sản phẩm và dịch vụ hạ tầng du lịch như hệ thống giao thông vận tải, đường xá, điện, nước, các nhà hàng, các cửa hiệu, khách sạn và các nhà nghỉ ... trong khu vực

14 Du lịch làm tăng lòng tự hào của người dân về văn hoá bản địa của mình

15 Du lịch khuyến khích việc phát triển rộng rãi các hoạt động văn hoá như phát triển nghề thủ công, các loại hình biểu diễn nghệ thuật và âm nhạc tại địa phương

16 Du lịch giúp cho việc gìn giữ, tôn tạo và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc của người dân địa phương

17 Du lịch giúp tăng cường sự giao lưu văn hoá giữa du khách và dân địa phương 18 Nhờ phát triển du lịch mà người dân địa phương có nhiều hơn các cơ hội giải trí 19 Du lịch giúp cải thiện CLCS của người dân địa phương

22 Du lịch kích thích người dân địa phương bắt chước, đua đòi cách ứng xử của du khách và từ bỏ những giá trị văn hoá truyền thống

23 Sự gia tăng số lượng du khách dẫn đến sự gia tăng mối bất hoà giữa cư dân địa phương và du khách

24 Do sự xuất hiện của KDL, càng ngày càng khó có thể tìm được một không gian yên tĩnh ở quanh khu vực này

25 Du lịch đã làm hạn chế việc sử dụng các phương tiện giải trí của người dân địa phương đối với các trung tâm vui chơi giải trí, khu thể thao tổng hợp và bãi tắm. 26 Du lịch làm gia tăng các tệ nạn xã hội như tình trạng phạm tội, nghiện hút, mại dâm,

cờ bạc, rượu chè, buôn lậu, trộm cắp... tại địa phương

V Những tác động môi trường tích cực

27 Du lịch đã giúp bảo tồn môi trường thiên nhiên và bảo vệ các loài động vật hoang dã tại các khu du lịch.

28 Du lịch đã giúp cải thiện môi trường sinh thái địa phương ở rất nhiều khía cạnh như bảo tồn, tôn vinh…

29 Du lịch đã cải thiện diện mạo (bộ mặt) của địa phương (hợp thị giác và có tính thẩm mỹ)

30 Du lịch cung cấp động cơ cho việc phục hồi các công trình kiến trúc mang tính lịch sử.

VI Những tác động môi trường tiêu cực

31 Việc xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn, nhà nghỉ phục vụ du khách làm phá huỷ môi trường cảnh quan tại các khu du lịch.

32 Du lịch có tác động tiêu cực đến các tài nguyên thiên nhiên như suy giảm sự đa dạng của các loài động thực vật.

33 Du lịch gây ra đáng kể việc ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn, chất thải rắn và ô nhiễm đất trồng.

34 Do hoạt động du lịch, hiện giờ diện tích đất nông nghiệp và đất tự nhiên trong khu vực bị thu hẹp lại.

35 Các trang thiết bị phục vụ du lịch được xây dựng trong và phụ cận tại các khu du lịch không hài hoà với môi trường tự nhiên và kiểu kiến trúc truyền thống.

Nguồn: TS. Phạm Hồng Long – Giảng viên trường Đại học KHXH&NV Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 30)