Vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch và phát

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 33)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

1.2.8.Vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch và phát

triển cộng đồng

- Vai trò của CĐĐP đối với phát triển du lịch.

+ Khi phát triển DLCĐ, CĐĐP sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các chủ thể tham gia vào việc bảo tồn, tôn tạo, khai thác TNDL, tu tạo, xây dựng CSVCKT du lịch, cùng với việc đóng góp công sức, tiền của trí lực của CĐĐP, ý thức của họ được nâng cao, TNMTDL sẽ được bảo vệ đa dạng và chất lượng tốt hơn nhưng với chi phí thấp. Từ đó sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng tốt, giá thành rẻ hấp dẫn du khách hơn.

+ CĐĐP có cơ hội phát huy lợi thế của các nguồn lực của gia đình và địa phương tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, giá thành rẻ, độc đáo. Đồng thời họ có cơ hội, nguồn lực để phát triển các ngành nghề truyền thống, cung ứng các sản phẩm cho du khách. Từ đó, cũng sẽ giúp cho sản phẩm du lịch phong phú, đặc sắc và giá thành rẻ hơn cho du khách và CĐĐP.

+ Du khách có cơ hội tìm hiểu, giao lưu, hưởng thụ, nâng cao nhận thức về các giá trị tự nhiên văn hóa bản địa, hiểu thêm đời sống của các người dân ở các vùng có đời sống kinh tế còn khó khăn. Do vậy, họ sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, sống nhân văn hơn, có trách nhiệm với các cộng đồng nghèo và TNMT hơn, sẽ tạo ra môi trường du lịch tốt hơn.

- Vai trò của phát triển DLCĐ với phát triển cộng đồng:

+ Nhiều địa phương nghèo, khó khăn về các điều kiện phát triển kinh tế nhưng lại có lợi thế cạnh tranh về các số lượng cũng như chất lượng TNDL sẽ mở ra cơ hội cho phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo và phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo.

+ Khi phát triển DLCĐ, CĐĐP nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các bên tham gia tri thức và nhận thức của họ được nâng cao. CĐĐP có cơ hội phát huy khai thác, bảo tồn có hiệu quả hơn các nguồn lực ở địa phương. Từ đó, tạo nhiều cơ hội cho CĐĐP phát triển KT – XH địa phương, nâng cao CLCS cộng đồng.

+ Thông qua việc tiêu thụ sản phẩm du lịch của du khách, CĐĐP có khả năng khôi phục, phát triển nhiều ngành nghề truyền thống, cơ hội tạo nhiều việc làm thường xuyên, bán thời gian, tạo cơ hội tăng thu nhập, phát triển kinh tế địa phương.

+ DLCĐ tạo nhiều cơ hội phát triển văn hóa, giáo dục, cơ hội để người nghèo có thể được giáo dục, học tập, đào tạo nghề, ngoại ngữ, phẩm chất. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo cơ hội tìm việc làm, nâng cao CLCS cho người nghèo, phát triển KT – XH ở những địa phương nghèo.

+ DLCĐ mang lại cơ hội đầu tư kinh doanh cho kinh tế hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ, bởi kinh tế khởi nghiệp không đòi hỏi quá cao, đồng thời lại

+ DLCĐ mang lại nhiều giá trị phi vật chất cho CĐĐP như: Có cơ hội để thưởng thức các giá trị văn hóa truyền thống và tự nhiên trong lành đặc sắc, nâng cao lòng tự hào về văn hóa, nhận thức rộng hơn về môi trường tự nhiên và nhân văn, các giá trị, tri thức về phát triển KT – XH, kỹ năng tổ chức cuộc sống, tăng cường tình gắn kết hỗ trợ trong cộng đồng, giảm nhẹ tính dễ tổn thương nhờ sự đa dạng hóa nguồn thu nhập, nhận thức được nâng cao.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 33)