Sản xuất nông phẩm cung ứng cho du khách

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 92)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

3.2.7. Sản xuất nông phẩm cung ứng cho du khách

Tại làng Ngọc Hội 1, 2 và Lư Cấm, các hộ gia đình có diện tích đất vườn rộng, đã trồng nhiều loại rau xanh, rau thơm, cây quả, chăn nuôi gia cầm, lợn, để tự cấp nguồn thực phẩm cho gia đình và bán cho các hộ gia đình kinh doanh ăn uống và các chợ tại địa phương. Việc trồng rau quả và chăn nuôi gia cầm, gia súc, ngoài việc tự cấp cho gia đình mang lại thu nhập cho các hộ gia đình từ 500.000đ đến 5.000.000đ/1 tháng.

Tại các địa phương này có 4 hộ gia đình làm nghề đánh bắt thủy sản trên sông Cái để bán cho các hộ kinh doanh nhà hàng ăn uống, mang lại thu nhập cho họ từ 3 - 4 triệu VNĐ/1 tháng.

Tại các làng chài Trí Nguyên, Vũng Ngán, Bích Đầm có gần 300 hộ gia đình ở các địa phương nuôi hải sản, mỗi hộ đầu tư khoảng 100 lồng bè với số vốn

và nuôi trồng ở các địa phương này được bán cho KDL và các nhà hàng kinh doanh ăn uống tại đây. Sản lượng hải sản của các hộ gia đình tại các làng chài được bán cho du khách và các nhà hàng kinh doanh ăn uống thường được giá và mang lại thu nhập cao hơn so với bán cho thương lái, vì không bị ép giá. Nghề đánh bắt nuôi trồng hải sản thường mang lại nguồn thu nhập cho các hộ gia đình tại các làng chài từ 5 – 10 triệu VNĐ/1 hộ/1 tháng.

Việc nuôi hải sản của người dân ở đây gặp nhiều rủi ro, do thức ăn, thuốc kháng sinh, giống đầu vào cao, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn, dịch bệnh, thị trường đầu ra không ổn định, bị tư thương ép giá. Do vậy, thu nhập của các hộ dân nuôi hải sản ở đây không ổn định, nhiều hộ lỗ vốn phải ngừng sản xuất.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)