Tên gọi và lịch sử hình thành phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 48)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

2.2.2.Tên gọi và lịch sử hình thành phát triển

Làng dệt chiếu Ngọc Hội hay còn gọi là “làng chiếu chợ Chiều”: Vì cả làng trước đây làm nghề trồng cói và dệt chiếu, có chợ bán chiếu và các mặt hàng khác, được họp vào các buổi chiều nên được gọi là làng chiếu chợ Chiều. Làng chiếu xưa còn có tên gọi là Ngọc Toản nằm sát núi gành (hòn Quy). Phần lớn các tài liệu viết về Nha Trang, Làng chiếu đều có tên Ngọc Hội thuộc xã Vĩnh Ngọc. Năm 2004, được tách thành hai thôn Ngọc Hội 1 và 2. Thôn Ngọc Hội 1 có diện tích là 34 ha, thôn Ngọc Hội 2 có diện tích là 31 ha.

Làng gốm Lư Cấm: Theo các tài liệu thì tên làng không có thay đổi.

Từ thời vương quốc Chămpa, trên địa phận làng gốm Lư Cấm và làng chiếu Ngọc Hội đã có dân cư đến sinh sống. Đến thế kỷ thứ XVII sau năm 1653, dân cư Việt đến đây đông đúc, làm gốm, dệt chiếu kinh tế trù phú, đến giữa thế kỷ thứ XIX các đình làng được xây dựng.

Làng chài Trí Nguyên: Vì trên đảo có hồ cá Trí Nguyên và sau đó là khu du lịch Trí Nguyên nên đảo có tên là Trí Nguyên, nên gọi là làng chài Trí Nguyên và vì gần như cả làng làm nghề đánh bắt hải sản. Trước đây, đảo này có miếu thờ thần Nam Hải nên gọi là Hòn Miễu.

Làng chài Vũng Ngán: Nằm ở vũng nước tiếp giáp với đảo Hòn Tre, có lẽ vì vùng nước này có nhiều loài nhuyễn thể là loài Ngán. Người dân nơi đây sống bằng nghề đánh bắt nuôi trồng hải sản nên làng có tên là làng chài Vũng Ngán.

Vào trước Công Nguyên cách đây trên 2500 năm ở trên khu vực ven vịnh Nha Trang và trên đảo Hòn Tre đã có cư dân sinh sống, họ là chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh và Chămpa.

Trước thế kỷ 17, tại các làng Bích Đầm, Trí Nguyên, Vũng Ngán đã có người Chăm sinh sống. Đặc biệt từ sau năm 1653 đến nay, dân cư người kinh ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, và các tỉnh duyên hải miền Trung vào đây sinh sống ngày càng nhiều, sống bằng nghề khai thác biển.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 48)