Bảo vệ, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 113)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

4.2.5.2.Bảo vệ, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống

+ Giáo dục, CĐĐP và các chủ thể tham gia DLCĐ về các giá trị văn hóa truyền thống và ý nghĩa, sự cần thiết, trách nhiệm nghĩa vụ phải bảo tồn, tôn trọng, khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống.

+ Vận động, kêu gọi CĐĐP và các chủ thể tham gia hoạt động DLCĐ khác đóng góp hỗ trợ kinh phí cho việc trùng tu, bảo tồn quản lý các DTLSVH, khôi phục nghề và văn hóa truyền thống.

+ Chính quyền và cơ quan quản lý du lịch địa phương có các chính sách phù hợp để hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình sản xuất nghề thủ công, vay vốn để phát triển sản xuất, nhanh chóng triển khai quy hoạch du lịch tại các LNTT.

4.2.6. Giải pháp về xúc tiến phát triển du lịch cộng đồng

- Cơ quan quản lý du lịch của địa phương tiến hành nghiên cứu, biên soạn các tài liệu, ấn phẩm, giới thiệu chi tiết về vị trí địa lý, TNMTDL, các loại hình du lịch, các điểm tuyến, chương trình du lịch tại các LNTT ở Nha Trang. Các sản phẩm du lịch LNTT cần được lồng ghép cùng với nội dung và hình thức tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch của tỉnh Khánh Hòa và thành phố Nha Trang, qua việc phát hành các ấn phẩm có nội dung hướng dẫn du lịch, phát thanh truyền hình, internet, Festival biển Nha Trang, các hội chợ, hội thảo du lịch…

- Các công ty lữ hành tổ chức đưa du khách đến các LNTT ở Nha Trang và dự án KBT biển Hòn Mun, tiếp tục hỗ trợ CĐĐP ở đây xúc tiến phát triển và tiếp thị sản phẩm du lịch, thông qua việc xúc tiến, quảng bá các sản phẩm du lịch của các công ty và của dự án KBT biển Hòn Mun.

+ Nghiên cứu thị trường, tuyên truyền quảng bá, cung cấp các thông tin và bán sản phẩm du lịch của làng nghề đến du khách cùng công ty du lịch. Các tổ chức, cá nhân liên kết với các bên tham gia. Biên soạn, xuất bản, phát hành các ấn phẩm và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các liên hoan, các sự kiện du lịch biển, để quảng bá sản phẩm du lịch của các LNTT.

+ Tổ chức điều tiết kết nối sản phẩm du lịch của các hộ gia đình ở địa phương với nhau và với sản phẩm du lịch của các công ty du lịch, để tạo thành chuỗi sản phẩm phù hợp với nhu cầu của du khách. Đồng thời, trung tâm vận động, kết hợp cùng các chủ thể khác tham gia DLCĐ hỗ trợ cho CĐĐP phát triển du lịch, phát triển cộng đồng và bảo vệ TNMTDL.

- Thường xuyên nghiên cứu thị trường để đánh giá chất lượng sản phẩm DLCĐ, nắm được nhu cầu thị hiếu của du khách có các biện pháp hướng dẫn cộng đồng, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh du lịch, sản xuất các sản phẩm nghề truyền thống, khuyến mại, chăm sóc khách hàng cho phù hợp.

4.2.7. Phân chia nguồn lợi từ hoạt động du lịch công bằng giữa các bên tham gia và nâng cao CLCS của CĐĐP

Các cơ quan quản lý về du lịch và chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân, công ty đầu tư cho phát triển du lịch tại các địa phương này, có các biện pháp sau: Cần ban hành thực thi các cơ chế, chính sách hỗ trợ CĐĐP đảm bảo phần lớn các nguồn lợi từ hoạt động du lịch được giữ lại cho CĐĐP gồm: Việc làm, các khoản thu thuế, lệ phí, thị trường, lợi nhuận từ hoạt động du lịch, cơ hội được giáo dục đào tạo, thị trường du lịch.

Đồng thời các công ty đầu tư các khu du lịch nghỉ dưỡng và các công ty lữ hành cần tuyển lao động các LNTT vào làm việc, tùy theo năng lực của họ để làm việc ở các vị trí khác nhau. Các công ty này phải thực hiện đóng góp các loại lệ phí, thuế đầy đủ, nghiêm chỉnh theo pháp luật và quy định của địa phương, thực hiện nghĩa vụ đền bù người dân và địa phương thỏa đáng, khi thu hồi đất và sử dụng TNMT của địa phương, chia một phần lợi nhuận cho CĐĐP.

Đảm bảo CĐĐP là chủ thể của việc bảo tồn, khai thác các nguồn TNMTDL và được tham gia vào các quá trình, mọi hoạt động du lịch. Chính quyền và cơ quan quản lý du lịch của địa phương cùng với cơ quan hữu quan cần ban hành các chính sách, cơ chế quy định về bán, thu vé thắng cảnh, lệ phí môi trường tại các điểm tuyến du lịch LNTT đối với KDL và các công ty kinh doanh du lịch tại đây.

Phát triển DLCĐ đi đôi với việc khôi phục, phát triển nghề truyền thống, phát triển các ngành sản xuất nông phẩm, dịch vụ bổ sung, bảo tồn tôn tạo TNMT, phân chia nguồn lợi từ hoạt động du lịch công bằng, phần lớn được để lại cho CĐĐP sẽ là những giải pháp hữu hiệu thực hiện được các mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao CLCS của dân cư địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 113)