Kinh doanh lưu trú và ăn uống

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 86)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

3.2.2.Kinh doanh lưu trú và ăn uống

- Kinh doanh lưu trú: Đến nay, tất cả các LNTT ở Nha Trang không có hộ gia đình nào tổ chức kinh doanh lưu trú. Làng Bích Đầm, ở cách xa bờ biển, KDL đến thăm quan làng không thể đi về trong ngày thường nghỉ lại nhà dân hoặc trên thuyền của người dân và có trên 200 lao động ở làng Vũng Ngán, Trí Nguyên và Bích Đầm làm việc trong các bộ phận của khu du lịch Vinpearl, khu du lịch Hòn Tằm, hồ cá Trí Nguyên.

- Kinh doanh ăn uống và vui chơi giải trí : Tại các làng Ngọc Hội 1, 2 có 4 hộ gia đình và làng Lư Cấm có 16 hộ gia đình kinh doanh nhà hàng ăn uống, mỗi nhà hàng phục vụ khoảng 200 khách ăn uống.

Các nhà hàng kinh doanh ăn uống tại các làng Ngọc Hội và Lư Cấm, thực đơn phục vụ du khách chủ yếu là các món đặc sản đồng quê được chế biến từ thịt gà, thịt bò, cá sông, thịt lợn, cua, ốc, rau quả. KDL đến tại địa phương chiếm 20% tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống ở các nhà hàng này, còn lại khách hàng là người địa phương. Ngoài ra, tại các làng Ngọc Hội và Lư Cấm còn có 10 hộ gia đình có vị trí ở giáp đường giao thông liên xã và bờ sông Cái kinh doanh nhà hàng, cà phê giải khát. Khách hàng sử dụng dịch vụ chủ yếu từ người địa phương.

Tại các làng Trí Nguyên và Vũng Ngán mỗi làng có 8 hộ gia đình kinh doanh nhà hàng ăn uống, mỗi ngày phục vụ khoảng 500 lượt khách ăn uống. Các nhà hàng kinh doanh ăn uống tại các làng chài Trí Nguyên và Vũng Ngán, thực đơn phục vụ du khách chủ yếu là các món ăn được chế biến từ hải sản nuôi trồng hoặc đánh bắt do các hộ dân địa phương cung cấp. Khách hàng đến ăn uống tại các nhà hàng này chiếm trên 95% là KDL đi các tour tham quan đảo, trong đó KDL nội địa chiếm 70%.

Giá ăn uống trung bình của một KDL từ 120.000 - 150.000VNĐ/1 bữa, 66% du khách được điều tra cho rằng dịch vụ ăn uống ở Nha Trang có chất lượng tốt và giá cả phù hợp.

Mỗi nhà hàng nộp thuế trung bình 01 tháng 02 triệu VNĐ, lợi nhuận của mỗi nhà hàng sau khi trừ các chi phí chưa tính khấu hao tài sản khoảng từ 10 – 15 triệu VNĐ/1 tháng.

Trang trí nội thất, bàn ghế, đồ dùng, thiết bị để bảo quản và chế biến thực phẩm và phục vụ du khách đều đơn giản, chưa thật phù hợp với việc phục vụ KDL ăn uống, đặc biệt là du khách quốc tế. Việc vệ sinh các nhà hàng, cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm đều chưa thực hiện tốt.

Chủ hộ kinh doanh các nhà hàng đều là người địa phương, họ trực tiếp quản lý tại các nhà hàng.

Nhân viên phục vụ tại các nhà hàng phần lớn là người trong gia đình, họ hàng hoặc người lao động ở địa phương, phần nhiều trong số họ là lao động trẻ, chưa qua đào tạo quy chuẩn, khi làm việc tại nhà hàng họ được đào tạo bởi chủ nhà tại chỗ. Tuy vậy, họ có thái độ phục vụ hiếu khách, niềm nở, lịch sự. Mỗi nhà hàng tạo việc làm từ 7 – 20 nhân viên.

Nhân viên làm việc tại các nhà hàng không được kiểm tra sức khỏe, không được trang bị đồng phục, không được hưởng chế độ bảo hiểm nào. Ngoài việc được cấp các bữa ăn hàng ngày, lương nhân viên phục vụ trong các nhà hàng từ 1,8 triệu – 3 triệu VNĐ.

Các chất thải ở các nhà hàng tại các làng nghề đều xả thẳng xuống sông Cái và xuống vịnh Nha Trang gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 86)