Mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 35)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

1.2.9.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới

- Mô hình và kinh nghiệm phát triển DLCĐ của vùng Wallonie (Bỉ). Wallonie là một vùng nông thôn của Bỉ, thuận lợi cho việc phát triển DLCĐ. Cơ quan du lịch quốc gia ở đây đã ban hành nhiều chính sách về quản lý và hỗ trợ tài chính thuận lợi để làm cơ sở pháp lý, đòn bẩy cho phát triển du lịch. Quy hoạch phát triển du lịch của vùng dựa vào nguồn lực của ba chủ đề chính: Câu cá, đua ngựa và khám phá thiên nhiên.

+ Các chính sách quản lý thuận lợi: Cơ quan quản lý du lịch quốc gia của vùng đã ban hành các quy định về: Điều kiện số lượng, chất lượng các cơ sở lưu trú và ăn uống, cấp biển hiệu, gia nhập Hiệp hội nhà nghỉ, các tiêu chuẩn xếp loại nhà nghỉ, đào tạo nguồn nhân lực.

+ Chính sách về tài chính: Công việc xúc tiến phát triển du lịch được tiến hành thông qua cơ quan xúc tiến phát triển du lịch quốc gia, các thành phố và các trung tâm thông tin du lịch tại các điểm du lịch. Ngân sách cho hoạt động này ở Bỉ được lấy từ quỹ công ích hằng năm là 12,5 triệu Euro, trong đó các chủ nhà nghỉ đóng góp 20%. Các chủ nhà nghỉ của vùng Wallonie khi sửa chữa, cải tạo hoặc xây mới nhà nghỉ được xin hỗ trợ kinh phí một lần trong thời gian 15 năm, ngay cả khi sang nhượng cho chủ khác, số tiền không vượt quá 30% kinh phí thực hiện. Số tiền hỗ trợ không quá 1.225 Euro và không dưới 500 Euro. [42]

- Mô hình và kinh nghiệm phát triển DLCĐ của KBT Annapurna: KBT Annapurna có diện tích rộng 7629 km2, nằm ở vùng núi Hymalaya, hiện có hơn 150.000 người dân sinh sống. Nơi đây có thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng bậc nhất trên thế giới và có nhiều tộc người thiểu số vẫn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa độc đáo sinh sống.

Số lượng du khách quốc tế đến Nepal ngày càng tăng, năm 1962 là 6000 người, năm 1998 là 460.000 người, năm 2012 là 803.092 người. Sự gia tăng của du khách cùng với dân số địa phương đã gây ra sức ép lên những khu vực có sự đa dạng sinh học cao, trong đó có khu vực Annapurna. Do vậy, năm 1986 dự án KBT Annapurna dưới sự bảo hộ của tổ chức King Mahendra Trust for Nature Conversationn (KMTNC) được thành lập với ba nhiệm vụ phát triển cộng đồng, bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch. [75]

Nhiều chương trình của dự án đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế: KEEP (The Kathmandu Based Environmental Education), ADB (Asian Development Bank), SNV (Tổ chức phát triển Hà Lan)… Với mục tiêu giảm sức ép đối với nguồn tài nguyên rừng, bảo tồn văn hóa truyền thống, phát triển cộng đồng và làm cho ngành du lịch có trách nhiệm hơn.

CĐĐP đã được hỗ trợ giáo dục đào tạo về du lịch và môi trường, CSVCKT du lịch, CSHT, phát triển chăn nuôi trồng trọt, lâm nghiệp, bảo tồn rừng và văn hóa truyền thống từ các tổ chức.

Dự án KBT Annapurna đã đạt được nhiều kết quả cao hơn nhiều dự án du lịch sinh thái ở Nepal. Sự đa dạng của tự nhiên được bảo vệ, tạo nhiều việc làm đặc biệt cho phụ nữ, bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống, chất lượng và số lượng CSVCKT du lịch được nâng cao, hấp dẫn du khách, CLCS của cộng đồng được cải thiện, việc phân chia lợi nhuận công bằng từ du lịch được công khai. Thành công của ACAP đã khuyến khích nhiều dự án khác ở Nepal làm theo mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng của ACAP. [53]

+ Mô hình dự án phát triển DLCĐ ở Kiriwong (Thái Lan): được cộng đồng quốc tế đánh giá là một điển hình tốt. Làng Kiriwong là một cộng đồng dân cư nông

lịch. Người dân trong làng chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tuy nhiên họ có thể kết hợp tốt các hoạt động du lịch trong truyền thống và lối sống địa phương. Với việc ngành du lịch hỗ trợ cộng đồng về nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản, VQG Khao Luang khảo sát các điểm du lịch và lắp đặt các biển báo với những thông tin hữu ích, cộng đồng dân cư ở đây tổ chức bán các sản phẩm lưu niệm và sản phẩm của địa phương, đồng thời họ trở thành những hướng dẫn viên du lịch và hỗ trợ khách du lịch. KDL có thể ở cùng với người dân địa phương “du lịch homestay”, thưởng thức những món ăn bản địa và trải nghiệm truyền thống văn hóa địa phương do người dân cung cấp các dịch vụ. Dự án đã giúp tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. Trong thời gian ngắn, Kiriwong đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng trong nước và nước ngoài.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)