Cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 27)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

1.2.4.1.Cộng đồng địa phương

CĐĐP là thành viên tham gia trực tiếp với vai trò chủ thể trong các hoạt động phát triển du lịch và phát triển cộng đồng.

CĐĐP chính là những người chủ sáng tạo, nuôi dưỡng, bảo tồn, phát huy các nguồn TNDL nhân văn và các giá trị văn hóa truyền thống. Đây là những sản phẩm du lịch độc đáo, là mục đích chuyến đi du lịch của du khách và có sức hấp dẫn đối với du khách.

CĐĐP là chủ nhân, chủ sở hữu của việc bảo tồn, tôn tạo TNMTDL tự nhiên. Họ có nhiều kinh nghiệm, luật lệ và biết tận dụng kinh nghiệm luật lệ, phong tục tập quán địa phương vào việc bảo vệ, khai thác TNMT tự nhiên có hiệu quả. CĐĐP thường tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát triển và bảo vệ TNMT và các hoạt động kinh doanh du lịch, sản xuất các loại hàng nông phẩm, hàng hóa phục vụ cho hoạt động du lịch và du khách, tham gia xây dựng, trùng tu bảo dưỡng, CSHT, CSVCKT du lịch.

Nếu các dự án quy hoạch phát triển DLCĐ không hợp lý đúng đắn sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực đến TNMT, KT – XH, CLCS của cộng đồng, sản phẩm du lịch đơn điệu chất lượng thấp, CĐĐP trở thành người làm thuê, thu nhập thấp và hiệu quả của các dự án bị hạn chế.

Khi quy hoạch phát triển DLCĐ nên lấy ý kiến của cộng đồng và lựa chọn những người có uy tín, già làng trưởng bản làm đại diện cho cộng đồng vào các dự án, việc ra các quyết định phát triển du lịch, các vị trí trưởng nhóm, trưởng ban du lịch của cộng đồng.

Khi phát triển DLCĐ cần nghiên cứu kỹ các thành viên của cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, để phát hiện những người có hành động tiêu cực, không ủng hộ cho các dự án phát triển du lịch để có các giải pháp khéo léo để thuyết phục, khắc phục những hạn chế của những người này.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 27)