Kinh doanh vận chuyển

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 87)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

3.2.3.Kinh doanh vận chuyển

- Kinh doanh vận chuyển khách bằng tàu biển: Ở làng Trí Nguyên có 5 hộ gia đình, ở làng Bích Đầm và Vũng Ngán có 02 hộ gia đình sở hữu tàu biển tham gia vận chuyển KDL và người dân từ đất liền ra đảo.

Công suất của tàu mỗi ngày 1 chuyến ra đảo và về cảng Cầu Đá (làng Bích Đầm ở xa bờ nên 2 ngày một chuyến ra và một chuyến vào cảng Cầu Đá). Mỗi tàu

chở được 45 khách, trên tàu có áo phao cứu hộ trang bị cho du khách, có bàn ghế, đồ dùng để nấu ăn và phục vụ du khách ăn uống. Các nhân viên cũng như lái tàu chưa được đào tạo nghề du lịch nên chất lượng phục vụ trên tàu còn hạn chế về nghiệp vụ.

Mỗi tàu có 2 nhân viên phục vụ, với mức lương từ 5 đến 7 triệu đồng/1tháng và đóng thuế 2 triệu đồng/1tháng.

Sau khi trừ các chi phí: Xăng dầu, bến bãi, lương nhân viên, đóng thuế (chưa trừ khấu hao phương tiện) mỗi chủ tàu có tiền lãi 20 triệu VNĐ/1 tháng.

- Kinh doanh vận chuyển khách bằng mủng:

Ở các làng chài Trí Nguyên và Vũng Ngán có 40 lao động tham gia vận chuyển du khách từ các tàu du lịch tham quan các làng chài và đảo Hòn Mun. Tất cả các lao động này đều chưa được tham gia các lớp giáo dục đào tạo về du lịch. Do vậy, tuy họ có thái độ cởi mở thân thiện với du khách, song họ thường mời chào, chèo kéo du khách mua hàng cho họ, ý thức vệ sinh môi trường chưa tốt và thu nhập của họ một lần chở khách là 20.000VNĐ. Ngoài ra họ có thêm thu nhập từ việc bán hàng hóa cho du khách. Thu nhập của một lao động vận chuyển khách bằng mủng khoảng 3 triệu VNĐ.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 87)