Nghề sản xuất truyền thống

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 61)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

2.3.2.2.Nghề sản xuất truyền thống

- Nghề sản xuất lò gốm Lư Cấm:

+ Các điều kiện và lịch sử phát triển nghề: Lư Cấm có vị trí nằm thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu để làm gốm và tiêu thụ sản phẩm.

Sau năm 1653, nhiều người Kinh từ Hội An, Quảng Nam và Bình Định đến đây sinh sống đã học hỏi nghệ thuật sản xuất gốm của người Chăm và phát triển nghề gốm ở Lư Cấm. Tổ nghề gốm được thờ ở đình làng là ông Đào Nghệ, người

có công sáng tạo và phát triển nghề gốm ở làng. Lịch sử nghề gốm ở đây đã có trên 300 năm.

Trước năm 1954, cả làng Lư Cấm đều làm nghề sản xuất gốm, sau năm 1970, đặc biệt những năm gần đây nghề gốm bị mai một, đến nay chỉ còn 7 gia đình sản xuất lò gốm.

+ Các công đoạn sản xuất gốm:

Chế biến nguyên liệu: Đất sét được các lao động cuốc, dậm đất bằng chân cho nhuyễn, nhào bằng máy cho nhuyễn 3 lần, dùng kéo để cắt đất.

Men: Đất sét được ngâm từ 3 đến 5 giờ, bóp cho mềm, loại bỏ tạp chất, cho thêm bột màu rồi khuấy đều.

Tạo cốt khuôn gốm: Các khuôn gốm được đúc bằng bê tông theo 4 loại kích thước to nhỏ khác nhau, khi tạo cốt người làm gốm trải một lớp tro trấu vào phía trong khuôn, dùng tay bóc đất trát cho đều và đổ ra phơi trong bóng râm khoảng 1 tuần.

Hoàn thành sản phẩm và tráng men (vỏ gốm): Cốt gốm đã được phơi cho khô bớt, đặt lên các bàn xoay, cắt các tai lò, cửa lò và được phủ lớp vỏ (men gốm) bên ngoài và trong lò cho đều.

Lò nung và đốt lò nung: Mỗi gia đình làm gốm ở Lư Cấm hiện nay, cứ 15 ngày là nung sản phẩm một lần 500 sản phẩm, vỏ lò nung được xây bằng gạch với đất sét, phía bên trên có cửa lò để đưa sản phẩm vào và lấy sản phẩm ra, phía dưới có cửa lò để đưa củi đốt vào.

Xếp lò và đốt lò: Sản phẩm được xếp có khe hở sao cho đều nhận được nhiệt cả trên và dưới, thì các sản phẩm đều chín. Chỉ có người thợ cả trong gia đình đảm nhiệm và nắm được kỹ thuật đốt lò: Họ nhìn ngọn lửa bằng mắt theo kinh nghiệm thì sẽ quyết định tăng hay giảm củi, nhiệt độ lò nung cao hơn 10000C, thời gian đốt lò khoảng 15 giờ là kết thúc, tỷ lệ sản phẩm gốm sau khi nung ở đây bị hỏng rất ít chỉ có khoảng 1%.

Sản phẩm gốm: Trước năm 1954, sản phẩm gốm của cả làng đa dạng gồm: Chum, vại, lu, bình, bình vôi, bình pha trà, ly, bát, lò đốt… Là loại gốm sắc đỏ, kiểu

vẫn được trưng bày ở đình làng Lư Cấm và bảo tàng Khánh Hòa. Đến nay, các gia đình ở làng chỉ còn sản xuất hai loại lò đốt củi và than củi.

- Nghề dệt chiếu cói Ngọc Hội:

+ Các điều kiện phát triển: Thôn Ngọc Hội nằm ở vùng đồng bằng ven sông Cái, thuận tiện nghề trồng cói phát triển và tiêu thụ sản phẩm.

Nghề dệt chiếu ở đây được những người dân từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hội An – Quảng Nam đã mang theo đến định cư và phát triển ở đây trên 300 năm. Trước năm 1975, cả làng Ngọc Hội đều dệt chiếu. Đến nay, làng chỉ còn 9 hộ gia đình làm nghề dệt chiếu và trồng cói.

+ Các công đoạn sản xuất chiếu:

Trồng và khai thác và chế biến cói: Cói được trồng vào tháng giêng ở những vùng đất phù sa thấp ven sông hoặc các vùng trũng, đến tháng 7 phát bỏ lứa đầu, đến tháng 4 năm sau cây cói cao từ 1,5 – 2m thì thu hoạch. Khi thu hoạch cắt sát gốc, dùng máy chẻ 3 bỏ ruột, rửa sạch, phơi khô 7 nắng, phân loại theo độ dài, chất lượng, rồi bó lại. Nếu cói được dùng để dệt các loại chiếu hoa hoặc sản phẩm có màu sắc thì phải nhuộm cói.

*Nhuộm cói: Màu được hòa với nước, khuấy đều, đun sôi, lọc bỏ tạp chất và cặn, sau đó nhúng cói vào sao cho ngập nước màu và đun sôi từ 15 – 20 phút, vớt ra vắt lên cây sào phơi khô để dệt.

Chế biến đay: Người dệt chiếu ở đây mua đay từ các địa phương khác dùng con quay để ve (xe) sợi đay làm nguyên liệu dệt.

*Dệt cói: Công cụ dệt gồm: Khung dệt có 2 cọc nêm ở phía trước, 2 cọc nêm ở giữa, đòn dàn ở phía sau, go (lược), thoi, ghim, ghế ngựa, ghế ngồi và một vài chi tiết khác. Cách dệt gồm: Rũ cói cho thẳng, phân loại cói, mắc sợi đay và dệt chiếu. Dệt chiếu phải có 2 người, một người cầm go rập vào, còn người kia quấn đầu cói vào đầu nhọn của thoi đưa qua hàng dọc sợi, cứ mỗi sợi cói quấn ngọn đến một sợi gốc đổi chiều. Cứ mỗi sợi cói xâu qua dây trân (sợi dọc), người dệt lại bắt biên bằng chính đầu sợi cói ở cả hai bên gọi là làm diềm, răng go được dùi lỗ, xỏ sợi dọc (sợi đay xe), đan kéo sợi cói với sợi đay, để tạo ra tấm chiếu theo thiết kế.

*Sản phẩm: Trước đây, các sản phẩm chiếu của làng là chiếu thơm, chiếu đậu. Hiện nay, các sản phẩm chiếu của làng gồm: Chiếu nhỏ để trải xa – long, kê bàn ăn, túi, và các loại chiếu với nhiều kích cỡ khác nhau.

- Nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến yến sào:

+ Các điều kiện phát triển nghề: Vùng biển Khánh Hòa nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng có điều kiện khí hậu và môi trường sinh sống, thuận lợi cho việc làm tổ của chim yến. Ngoài khơi biển Khánh Hòa có 55 hòn đảo và có 200 hang động có chim yến làm tổ.

Nghề khai thác yến sào đã được phát triển ở nước ta từ trước thế kỷ thứ X. Trong suốt thời kỳ các vua Nguyễn và cho đến đâu những năm 1970, nghề khai thác yến sào ở Khánh Hòa đều do triều đình và nhà nước quản lý kiểm soát. Những người làm nghề khai thác yến sào sống ở làng Bích Đầm, phường Vĩnh Nguyên chỉ được hưởng công theo sản phẩm do chủ Hộ Yến quản lý. [20, tr.178 – 185]

Năm 1970, Tổ hợp Yến Sào Vĩnh Nguyên, Khánh Hòa được thành lập. Năm 1976, Tổ hợp này được nâng lên thành Hợp tác xã Yến Sào Vĩnh Nguyên. Năm 1977, Xí nghiệp Yến Sào quốc doanh Nha Trang được thành lập. Tháng 11 năm 1990, công ty Yến Sào Khánh Hòa được thành lập với chức năng quản lý, khai thác và kinh doanh sản phẩm Yến Sào. Người dân trên làng Bích Đầm có nhiều người làm việc bảo vệ khai thác yến cho công ty Yến Sào Khánh Hòa và một số hộ gia đình nuôi và chế biến, kinh doanh Yến Sào. Tổ nghề yến được thờ hiện nay là Trần Triều Đề Đốc Lê Văn Đạt (1328) và Lê Thị Huyền Trân (1793), ngày giỗ là 10/5 âm lịch.

+ Các công đoạn sản xuất:

Khai thác yến sào: Chim yến hàng có hai tuyến nước bọt dưới hầu, đến mùa làm tổ để đẻ trứng và nuôi con thì chúng tiết chất dịch tương dệt thành tổ lên vách đá. Tổ của loài chim yến này ăn được và dùng sào tre làm dàn để khai thác nên gọi là Yến Sào. Thức ăn của chúng là các loài côn trùng bay trong không trung. Các hang động yến làm tổ phải luôn sạch, tinh khiết, để tổ có thể kết dính, nhiệt độ ổn định. Chim yến sống thành từng đàn. Chim yến từ lúc nở đến lúc trưởng thành, làm

Từ tháng giêng đến tháng 4 tổ có trọng lượng 6 – 14gram/1 tổ. Chim mái đẻ trứng từ 2 – 4 trứng. Đến tháng 4 âm lịch, qua gương soi thấy 30 – 50% số tổ có trứng, người khai thác yến thu hoạch đợt 1 (đỗ trứng gỡ tổ). Mất tổ, ngày hôm sau vợ chồng chim yến lại xây tổ mới, đến hết tháng 6 thì xong, nặng từ 3 – 10gram/1 tổ. Những người làm yến thường không gỡ tổ này, để chim cái đẻ trứng (1 – 2 quả), bố mẹ chim yến thay nhau ấp và nuôi con, khoảng 20 – 22 ngày trứng nở thành chim non, khoảng 40 – 45 ngày chim con rời tổ và tự kiếm ăn. Lúc này người khai thác tổ yến thu tổ lần 2. Nếu thu hoạch nhiều lần hơn, khiến chim bố mẹ kiệt sức, lượng chim con bổ sung cho đàn sẽ giảm. Dụng cụ khai thác gồm có dàn giáo bằng tre, các thiết bị an toàn, gương soi, bay sắt nhỏ.

Nuôi yến sào: Hiện nay, nhiều công ty và hộ gia đình ở nhiều địa phương và phường Vĩnh Nguyên Nha Trang đã xây nhà nhử (dụ) chim yến về làm tổ để khai thác (không phải cho chim ăn). Các hộ gia đình này, nghiên cứu kỹ thuật hoặc thuê chuyên gia tư vấn kỹ thuật để xây nhà yến: Diện tích nhà khoảng 100m2/1 nhà trở lên, tường có các lỗ hình tròn thông ra ngoài, xây phía trong giống hang núi, lắp thiết bị phát âm thanh tiếng chim yến kêu, dùng chất dẫn dụ là phân chim yến. Nhà có đủ điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm giống môi trường ở các hang yến tự nhiên để nhử chim yến về làm tổ. Diện tích nhà 100m2,mỗi năm thu hoạch được khoảng 6 – 25kg tổ yến.

+ Chế biến yến sào: Tổ yến khô được ngâm nước lạnh 15 phút, vớt bỏ vào đĩa sứ trắng, dùng nhíp nha khoa lấy sạch tạp chất, lông chim, phân chim và rác. Sau đó, dùng vải màn vắt khô, để lên vỉ dùng quạt làm khô. Mỗi lao động có thể sơ chế được 100 – 200gram tổ yến/1 ngày. Yến sào ở Nha Trang được đánh giá có chất lượng tốt, trở thành đặc sản của địa phương.

- Nghề đánh bắt hải sản:

+ Các điều kiện để phát triển nghề: Người dân ở các làng Trí Nguyên, Vũng Ngán và Bích Đầm đã có trên 300 năm sống bằng nghề đánh bắt hải sản. Người dân ở các làng Chài trên vịnh Nha Trang tích lũy được nhiều kinh nghiệm đánh bắt hải sản như: Nghề lưới đăng – nghề này có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động, sản lượng cao, thu được nhiều cá ngon không phải đi chuyến dàn lưới mà chỉ cắm, đòn

lưới ở nơi cố định chân các gành đảo để đón cá. Do từ tháng chạp đến tháng 5 âm lịch, các loại cá khơi như: Cá thu, cá ngừ, cá bò… từ vùng biển phía Nam di cư lên phía Bắc thường đi theo hướng các gành đảo. Làng Bích Đầm vốn nổi tiếng với nghề này, ông Lê Văn Chất là ông tổ của nghề lưới Đăng ở Nha Trang.

Người dân ở đây còn phát triển một số nghề khác: Lưới rê, cản ba lường, lưới chuồn, lưới tôm, nghề cấn, mành đèn. Một số gia đình có vốn lớn còn tổ chức đánh bắt xa bờ, câu cá ngừ đại dương. Họ nắm bắt kinh nghiệm về luồng lạch và biết cách tránh bão, thời gian hải sản tập trung nhiều để câu và đánh bắt có hiệu quả “Tôm chạng vạng, cá rạng đông”. Trong các hộ gia đình đánh bắt hải sản ở các làng chài thì thường chồng và con trai lớn ra biển đánh bắt hải sản, phụ nữ ở nhà đan lưới, làm các sản phẩm thủ công từ vỏ trai ốc, làm việc nhà và trông con cái.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 61)