Các đặc điểm của các làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 42)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

1.3.1.3.Các đặc điểm của các làng nghề truyền thống

+ Người dân có nhiều phẩm chất tốt: Chăm chỉ, chịu khó, hiền lành, khéo tay, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng cao, tinh thần hy sinh và trách nhiệm với cộng đồng cao, luôn có ý thức đóng góp xây dựng phát triển làng, yêu và tự hào về quê hương.

+ CĐĐP ở các làng nghề này qua nhiều thế hệ đã sáng tạo và bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa truyền thống, các DTLSVH (đình, chùa, miếu, nhà thờ tổ nghề, tổ họ), lễ hội, văn hóa ứng xử, văn hóa nghệ thuật, luật lệ của làng, tôn giáo tín ngưỡng, tục cúng tổ nghề và thành hoàng làng.

+ Nhà cửa dân cư khang trang, có nhiều nhà cổ, đường làng ngõ xóm được bê tông hoặc gạch hóa, tỷ lệ số hộ nghèo ít.

+ Do đặc điểm và tính chất sản xuất của làng nghề nên môi trường của làng nghề bị ô nhiễm bởi các chất thải từ những công đoạn sản xuất và tập kết nguyên vật liệu.

- Các giá trị văn hóa của các LNTT là những nguồn lực thuận lợi cho phát triển DLCĐ, hấp dẫn du khách, đặc biệt là KDL quốc tế ở các nước phát triển.

*Tiểu kết chƣơng 1:

Chương 1 luận văn đã giải quyết được hai vấn đề: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của DLCĐ. Trong phần cơ sở lý luận, tác giả đã nhấn mạnh việc giải quyết khái niệm DLCĐ và đưa ra một số khái niệm phù hợp với đặc điểm của DLCĐ để làm nền tảng lý luận cho luận văn. Tác giả cũng tập trung vào việc xác định và phân tích các đặc điểm, điều kiện, các nguyên tắc để phát triển, các chủ thể tham gia, các loại hình du lịch và những tác động trong quá trình phát triển DLCĐ. Trong phần cơ sở thực tiễn, tác giả đã nghiên cứu đưa ra những mô hình và bài học kinh nghiệm

KBT Annapurna (Nepal), Kiriwong (Thái Lan) và để thấy được đặc điểm, xu hướng, kinh nghiệm phát triển DLCĐ trên thế giới. Đồng thời tác giả cũng nghiên cứu, đưa ra ba mô hình phát triển DLCĐ ở Việt Nam: Thôn Dỗi, xã Thượng Lộ (Nam Đông, Thừa Thiên Huế); Viela VuLinh ở thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh (Yên Bình, Yên Bái). Những bài học kinh nghiệm từ những mô hình trên thế giới và ở Việt Nam được nhìn nhận dưới cả góc độ tích cực và hạn chế để làm cơ sở thực tiễn cho việc triển khai nghiên cứu phát triển DLCĐ tại các LNTT ở thành phố Nha Trang.

Bảng 1.3. Mô tả hình thái du lịch cộng đồng

Stt Tiêu mục Nội dung

1 Địa điểm - Ven đô, nông thôn (đồng bằng, miền núi, ven biển)

2 TNDL - TNDL tự nhiên, TNDL nhân văn, tài nguyên KT – XH, kỹ thuật và bổ trợ, đặc biệt tại các VQG, các vùng biển đảo giàu TNDL, các vùng nông thôn, miền núi giàu TNDL nhân văn… 3 Điều kiện phát

triển

- Phát triển ở những nơi có nguồn TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn phong phú đặc sắc.

- CĐĐP giữ vai trò chủ thể trong các quá trình và hoạt động phát triển DLCĐ và vai trò là khách du lịch.

- Cần có sự hỗ trợ của chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch các cấp và các bên tham gia khác.

- Phần lớn lợi ích để lại cho CĐĐP.

4 Mục đích - Tìm hiểu, khám phá, nâng cao nhận thức về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa, nâng cao sức khỏe và giải trí, góp phần phát triển cộng đồng.

5 Các thành viên tham gia

- CĐĐP, chính phủ, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý du lịch, các cá nhân và tổ chức, khách du lịch.

6 Những tác động tích cực

- Góp phần bảo vệ, làm phong phú và nâng cao chất lượng và tôn vinh TNMT.

- Góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm du lịch và tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo.

- Nâng cao nhận thức của CĐĐP, phân chia lợi ích từ hoạt động kinh doanh du lịch công bằng, phát triển KT – XH và nâng cao CLCS của CĐĐP.

- Góp phần đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng phong phú và có chất lượng cao của du khách.

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, duy trì phát triển nghề truyền thống, xóa đói giảm nghèo.

7 Những tác động tiêu cực

- Làm xấu cảnh quan, cạn kiệt suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

hóa giàu nghèo, gây mâu thuẫn trong cộng đồng.

- Nguồn lợi từ hoạt động du lịch chảy vào túi những công ty và những người ngoài địa phương và nước ngoài.

- Suy giảm nghề và những giá trị văn hóa truyền thống, quá tải về môi trường, CSHT, gia tăng tệ nạn xã hội, suy giảm dân số và di dân tự do. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Làm giảm chất lượng và tăng giá của các sản phẩm du lịch. - Tác động tiêu cực đến nhu cầu và quyền lợi của KDL, lãng phí CSVCKT du lịch

CHƢƠNG 2. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 42)