7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn
4.3.4. Kiến nghị đối với các hộ kinh doanh tham gia kinh doanh du lịch và CĐĐP
du lịch với các bên tham gia, hỗ trợ đào tạo nghề du lịch, giới thiệu tạo việc làm cho lao động địa phương.
- Hỗ trợ CĐĐP xúc tiến quảng bá du lịch làng nghề, và tiếp thị có trách nhiệm với du khách.
4.3.4. Kiến nghị đối với các hộ kinh doanh tham gia kinh doanh du lịch và CĐĐP CĐĐP
- Thực hiện đăng ký kinh doanh và kinh doanh du lịch theo pháp luật, cung cấp cho khách những sản phẩm DLCĐ tốt nhất, thể hiện lòng hiếu khách qua trang phục, văn hóa ứng xử, và truyền thống văn hóa và sản phẩm du lịch.
- Thường xuyên trau dồi, học tập kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ và tu dưỡng phẩm chất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và có phẩm chất tốt.
- Thường xuyên cải tạo, nâng cấp CSVCKT, đặc biệt là nhà vệ sinh và vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, nhà hàng, thiết bị đồ dùng, môi trường, nhân viên mặc đồng phục.
- Liên kết với các hộ gia đình kinh doanh khác để phân chia lượng khách và hỗ trợ nhau về dịch vụ sản xuất, hợp tác tích cực với chính quyền địa phương, các tổ chức, các doanh nghiệp để tranh thủ sự hỗ trợ về vốn, CSVCKT, kinh nghiệm, thị trường... cho phát triển sản xuất nghề và kinh doanh du lịch.
- Tích cực đóng góp cho việc bảo tồn, khôi phục nghề, văn hóa truyền thống, và phát triển KT – XH, bảo vệ TNMT ở địa phương, vệ sinh môi trường, đối xử văn minh, lịch sự, thân thiện, cởi mở, trung thực với du khách.
- Tích cực tham gia các chương trình giáo dục du lịch và TNMT, và các chương trình giáo dục, KT – XH khác. Tích cực tham gia kinh doanh các dịch vụ bổ sung, bảo tồn phát triển các nghề truyền thống, sản xuất nông phẩm để cung cấp cho du khách, thị trường và nâng cao thu nhập.
- Thực hiện, tôn trọng luật pháp của đất nước, và các quy định, quy chế của các điểm tham quan DLCĐ, giữ gìn bảo vệ TNMTDL, tôn trọng truyền thống văn hóa bản địa, ứng xử với CĐĐP văn minh lịch sự thân thiện.
- Mua và tiêu dùng những sản phẩm du lịch của CĐĐP ở các làng nghề truyền thống. Hỗ trợ CĐĐP về tài chính, CSVCKT, đồ dùng để phát triển du lịch, bảo vệ tôn tạo TNMT và xóa đói giảm nghèo.
- Tư vấn, phản hồi với các công ty du lịch và chủ nhà về chất lượng sản phẩm du lịch và sản phẩm hàng hóa. Giới thiệu, tuyên truyền cho những người quen về sản phẩm DLCĐ, về các LNTT ở Nha Trang và Việt Nam
*Tiểu kết chƣơng 4:
Chương 4 đã xác định những cơ sở khoa học của việc xây dựng các giải pháp, kiến nghị và xây dựng những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển DLCĐ có hiệu quả tại các LNTT ở thành phố Nha Trang.
Các giải pháp và kiến nghị được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý luận DLCĐ, khoa học du lịch, các khoa có liên quan, thực tiễn phát triển DLCĐ trên thế giới, ở Việt Nam, các nguồn lực và thực trạng phát triển DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang. Để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, CĐĐP cùng với các chủ thể tham gia khác cần đóng góp, đầu tư phát triển du lịch đi đôi với phát triển KT – XH, xóa đói giảm nghèo, duy trì, phát triển nghề và các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn TNMT tự nhiên DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang theo hướng tiết kiệm lâu bền. DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang đã và đang phát triển thiếu quy hoạch, mang tính tự phát, hiệu quả thấp. Để bảo tồn và khai thác các nguồn lực ở đây cho phát triển DLCĐ có hiệu quả cao, cần có một hệ thống các giải pháp được thực hiện đồng bộ lâu dài. Về cơ chế chính sách, quy hoạch du lịch đúng đắn, tổ chức và quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đào tạo, giáo dục nguồn nhân lực và sản phẩm du lịch, xúc tiến phát triển du lịch kết hợp với việc bảo vệ TNMT du lịch, hợp tác hỗ trợ CĐĐP phát triển du lịch và phát triển cộng đồng.
Một số kiến nghị đối với tất cả các chủ thể tham gia hoạt động DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang nhằm đảm bảo cho sự phát triển DLCĐ ở đây và tương lai.
KẾT LUẬN
DLCĐ còn được gọi là du lịch ba cùng “ Cùng ăn, cùng làm việc và sinh hoạt với người dân bản địa”, hay “ Du lịch xóa đói giảm nghèo”. Đây là những hình thái phát triển du lịch mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần bảo tồn phát huy thế mạnh của TNMT, phát triển du lịch, phần lớn nguồn lợi thu được từ du lịch được để lại cho CĐĐP, nâng cao CLCS, phát triển KT – XH của CĐĐP.
Nha Trang là đô thị loại I, một trung tâm du lịch biển của vùng Du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ. Thế mạnh của Nha Trang là có lịch sử phát triển du lịch lâu dài và bãi biển dài, cát trắng cùng với vịnh biển đẹp, khí hậu ấm áp, nhiều ánh nắng, quanh năm ít mưa, sự đa dạng sinh học biển cao, thuận lợi cho phát triển du lịch biển vào bậc nhất ở Việt Nam. Nha Trang còn là vùng đất cổ, nơi hình thành bảo tồn nhiều giá trị văn hóa truyền thống, LNTT như : làng gốm Lư Cấm, làng dệt chiếu Ngọc Hội, làng chài, khai thác và chế biến Yến Sào Bích Đầm, làng chài Trí Nguyên, làng chài Vũng Ngán. Mỗi làng nghề lại là một mã số văn hóa hấp dẫn du khách đến tham quan, tìm hiểu và khám phá những DTLSVH, đình Lăng, đền, chùa, nhà cổ, nhà thờ họ tộc, nghệ thuật sản xuất nghề truyền thống, những món ăn, các lễ hội, phong tục tập quán, văn hóa ứng xử là nguồn TNDL quí giá được CĐĐP lưu giữ qua nhiều thế hệ và được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày của họ.
DLCĐ ở đây bước đầu còn nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các công ty du lịch, các tổ chức, CĐĐP và du khách trong quá trình phát triển du lịch và KT – XH. Các LNTT ở Nha Trang có vị trí thuận lợi nằm trên các điểm, tuyến, chương trình du lịch đã được địa phương và các Công ty lữ hành quy hoạch, đưa vào khai thác trong nhiều năm.
Kết quả của hoạt động DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang bước đầu đã tạo ra việc làm, mang lại thu nhập cho các hộ gia đình tham gia, nâng cao nhận thức của dân cư, bảo tồn và phát huy nghề và văn hóa truyền thống, song còn nhiều hệ lụy và hạn chế.
sự hỗ trợ của các chủ thể tham gia, CSHT, CSVCKT chất lượng thấp, chưa phù hợp và đáp ứng nhu cầu phát triển DLCĐ; trình độ nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ của nguồn lực du lịch còn thấp, sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng còn thấp, thu nhập của lao động sản xuất nghề truyền thống và kinh doanh du lịch còn thấp, số việc làm còn ít, CĐĐP đang bị bóc lột.
TNMTDL của địa phương đang bị khai thác cạn kiệt, nguồn lợi từ hoạt động du lịch chủ yếu rơi vào túi các Công ty du lịch ở bên ngoài đến kinh doanh. CLCS của dân cư chậm cải thiện, nghề và văn hóa truyền thống đang bị suy giảm, môi trường bị ô nhiễm.
Để DLCĐ phát triển bền vững có hiệu quả cao, tương xứng với các nguồn lực phát triển của địa phương cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ và lâu dài đối với CĐĐP, các cấp, các ngành và các chủ thể tham gia khác.
Cơ quan quản lý du lịch Nhà nước và địa phương, chính quyền địa phương, CĐĐP, các công ty du lịch cần ban hành, tuyên truyền phổ biến thực thi các cơ chế chính sách thuận lợi, quy hoạch phát triển DLCĐ, hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển DLCĐ, CSHT, CSVCKT phát triển DLCĐ theo hướng bền vững là một nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược cần làm và phải làm nhằm nâng cao CLCS, đảm bảo công bằng xã hội, bảo tồn khôi phục nghề và văn hóa truyền thống, bảo vệ TNMT, phát triển du lịch và KT – XH tại các LNTT ở Nha Trang. Việc thực hiện các giải pháp và những kiến nghị đối với các chủ thể tham gia DLCĐ, các cấp, các ngành được thực hiện đồng bộ, kiên trì, hữu hiệu sẽ mang lại hiệu quả cao về du lịch KT – XH và môi trường du lịch cho các LNTT nói riêng và thành phố Nha Trang nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Đào Đình Bắc, (biên dịch) (1998), Quy hoạch du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2. Ban du lịch – Vườn Quốc gia Cúc Phương , Báo cáo số liệu thống kê 2000 – 2008.
3. Nguyễn Thanh Bình (2006), Để du lịch cộng đồng trở thành hiện thực. Tạp chí Du lịch Việt Nam số 3.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Vườn Quốc gia Cúc Phương (1998), Dự thảo kế hoạch quản lý Vườn Quốc gia Cúc Phương 2000 – 2010.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Vườn Quốc gia Cúc Phương (2004), Dự án đầu tư xây dựng Vườn Quốc gia Cúc Phương giai đoạn 2005 – 2008.
6. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Cục di sản văn hóa, Danh sách di tích lịch sử văn hóa của các tỉnh, thành phố được xếp hạng Quốc gia tính đến ngày 31/12/2010.
7. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam, Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
8. Chi Cục Kiểm lâm Hòa Bình, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn (2007), Dự án hổ trợ phát triển du lịch cộng đồng trong khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông và khu vực lân cận.
9. Đặng Kim Chi, Xử lý nước thải tại Làng nghề (2007), Tạp chí Du lịch Việt Nam.
10.Võ Trí Chung (1998), Sinh thái nhân văn trong du lịch sinh thái Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội thảo du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
11.Võ Trí Chung (1999), Kiến thức bản địa làm phong phú các giá trị sinh thái ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội thảo xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, Hà Nội.
12.Phạm Kim Cúc (2003), Cộng đồng dân cư địa phương với việc phát triển du lịch sinh thái nhân văn ở Hương Sơn – Hà Tây, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân – Khoa Du lịch học – Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội.
13.Địa Chí Khánh Hòa (2002), NXB Chính Trị Quốc Gia.
14.Đại học Quốc gia Hà Nội (dịch và giới thiệu) (2002), Các phương pháp trong quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng, NXB Nông Nghiệp. 15.Phạm Thị Thúy Hà (2008), Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại khu du
lịch sinh thái Tràng An – Ninh Bình, Khóa luận tốt nghiệp – Ngành Văn hóa du lịch, Đại học dân lập Hải Phòng.
16.Đỗ Thanh Hoa (2007), Phát huy vai trò của cộng đồng địa phương phát triển du lịch bền vững. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4.
17.Nguyễn Văn Hóa (2008), Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân – Ngành quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, Đại học Lâm nghiệp.
18.Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2002), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG Hà Nội.
19.Nguyễn Thượng Hùng (1998), Phát triển du lịch sinh thái quan điểm phát triển bển vững, Tuyển tập báo cáo Hội thảo Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
20.Nguyễn Văn Khánh (Chủ biên) (2003), Tìm hiểu giá trị lịch sử & văn hóa truyền thống Khánh Hòa 350 năm, NXB Chính trị quốc gia.
21. Lê Văn Lanh (1997), Các bước chuẩn bị cho sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các dự án du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên, Tuyển tập báo cáo Hội thảo quốc gia về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.
22.Lê Văn Lanh (1998), Sinh thái và quản lý môi trường du lịch ở các Vườn Quốc gia Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội thảo, Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
23.Lê Văn Lanh và MacNaril, DS (1995), Du lịch sinh thái ở Việt Nam triển vọng cho việc bảo tồn và sự tham gia của cộng đồng địa phương, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Quốc gia về các Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, Hà Nội.
24.Phạm Trung Lương (1999), Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội thảo Xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, Hà Nội.
25.Phạm Trung Lương (Chủ biên) và cộng sự (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục.
26.Phạm Trung Lương và Nguyễn Tài Cung (1998), Một số kết quả về đề tài nghiên cứu “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo Hội thảo du lịch sinh thái với phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
27.Nguyễn Văn Lưu (2006), Phát triển du lịch cộng đồng trong bối cảnh kinh tế thị trường, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, Hà Nội.
28.Hạnh Nguyên (2008), Hiệu quả từ sự phát triển Du lịch cộng đồng tại Thừa Thiên Huế, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 9.
29.Nguyễn Hữu Nhân (2004), Phát triển cộng đồng, NXB ĐHQG Hà Nội. 30.Nguyễn Thị Thu Nhàn (2010), Phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc
thiểu số tại Sa Pa theo hướng phát triển bền vững, Luận văn Cao học Du lịch – Khoa Du lịch học – ĐHKHXH & NV – ĐHQG Hà Nội.
31.Nguyễn Quỳnh Phương (1998), Vài suy nghĩ về du lịch bền vững và việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống (khảo sát tại Sa Pa), Tuyển tập báo cáo Hội thảo Du lịch, sinh thái và phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
32.Võ Quế (Chủ biên) (2006), Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
33.Võ Quý (2005), Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc quản lý các khu bảo tồn, Tuyển tập báo cáo, Hội thảo Quốc gia về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.
34.Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch – Khánh Hòa
35.Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc.
36.Quách Tấn (2002), Xứ Trầm Hương, NXB Hội văn học nghệ thuật Khánh Hòa.
37.Lê Thị Hiền Thanh (2008), Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai), Luận văn Cao học Du lịch – Khoa Du lịch học – ĐHKHXH & NV – ĐHQG Hà Nội.
38.Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội. 39.Nguyễn Bá Thụ (1997), Giải quyết vấn để vùng đệm một nhiệm vụ quan
trọng trong công tác bảo vệ các khu bảo tồn, tuyển tập báo cáo Hội thảo Quốc gia về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, TP. Hồ Chí Minh.
40.Nguyễn Bá Thụ và Nguyễn Hữu Dũng (1998), Bảo tồn và phát triển các Vườn Quốc gia với hoạt động phát triển du lịch sinh thái, Tuyển tập báo cáo Hội thảo du lịch sinh thái với phát triển bền vững Việt Nam, Hà Nội.
41.Tổng cục Du lịch (2005), Luật Du lịch.
42.Tổng cục Du lịch (2006), Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển lưu trú cho khách ở nhà dân, Đề tài cấp Bộ.