Tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 51)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

2.2.3.4. Tài nguyên sinh vật

Trên các đảo và vùng biển thuộc địa phận làng Bích Đầm, Trí Nguyên, Vũng Ngán là khu vực giàu tài nguyên sinh vật. Trên đảo Trí Nguyên có thủy cung Trí Nguyên bảo tồn trên 300 loài sinh vật biển, trên đảo Hòn Tre (diện tích 32,5km2) có nhiều rừng nhiệt đới tự nhiên mang tích chất đại dương còn được bảo tồn nguyên sơ và có thủy cung nơi trưng bày bảo tồn 300 loài sinh vật biển quý hiếm của Việt Nam và thế giới. Trên đảo Hòn Tằm, ngoài hệ sinh thái nhiệt đới tự nhiên được bảo

tồn, nơi đây còn có hang dơi, nơi có nhiều loài dơi cư trú trên vách hang ở độ cao 60m khá đông đúc. Trên đảo Hòn Mun có sự đa dạng sinh học cao, có hệ sinh thái rừng ngập mặn với nhiều loại thực vật Sú, Vẹt, Đước, Mắm… cùng nhiều loài động vật được bảo tồn. Đặc biệt, tại vùng biển KBT Hòn Mun đã tìm thấy 340 loài trong 800 loài san hô cứng trên thế giới và nhiều loài thủy sản san hô quý hiếm. Từ 2001, KBT biển Hòn Mun được thành lập bao gồm các đảo và vùng nước xung quanh với diện tích mặt đất là 38km2 và mặt nước 122km2. Trên các đảo Hòn Yến (Hòn Nội, Hòn Ngoại), Hòn Nọc, Hòn Nhỏ là nơi có nhiều chim yến sinh sống. Vùng biển bao quanh các đảo trên còn giàu hải sản như: Mực, tôm sú, sò huyết, ốc hương, bào ngư, hải sâm, cua, ghẹ… thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản và du lịch tại các LNTT.

Trên sông Cái Nha Trang có nhiều loại thủy sản như: cá đối, cá vược, cua, tôm… thuận lợi cho việc đánh bắt của ngư dân.

- Đánh giá chung: các LNTT ở Nha Trang có vị trí rất thuận lợi cho phát triển DLCĐ bằng đường thủy và đường bộ, gần với trung tâm thành phố là nơi cung cấp khách lớn. Có lịch sử kiến tạo cổ, với địa hình đồng bằng ven sông Cái thuận lợi cho việc phát triển các nghề dệt chiếu, làm gốm, nông nghiệp, thương mại, phát triển DLCĐ tại các làng Ngọc Hội và Lư Cấm.

Các làng Bích Đầm, Trí Nguyên, Vũng Ngán với địa hình biển đảo, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều đảo giàu tài nguyên sinh vật cả trên đảo và dưới biển, nước biển ở đây ấm có độ trong suốt cao, ít bị ô nhiễm, độ mặn phù hợp và ở KBT biển Hòn Mun có sự đa dạng sinh học cao, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển và đánh bắt nuôi trồng, chế biến hải sản.

Ở đây có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất đại dương, ôn hòa, nhiều ánh nắng, ít bão, mùa đông ít lạnh, biên độ nhiệt giữa các mùa, giữa ngày và đêm thấp rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch và kinh tế biển.

Thời gian thuận lợi cho phát triển du lịch là 10 tháng/1 năm. Theo kết quả điều tra xã hội học: Bãi biển đẹp và khí hậu ở Nha Trang tạo sức hấp dẫn với 84% khách nội địa và 85% khách quốc tế; môi trường tự nhiên được đánh giá trong sạch

bởi 82% khách nội địa và 55% khách quốc tế. Các nguồn lực tự nhiên ở đây rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)