Bất kỳ một chính sách nào, bao giờ cũng có nhiệm vụ huy động một số
phương tiện nào đó trong xã hội đẻ tạo ra những tác động theo một số mục tiêu nào đó, vào một hoặc một số đối tượng chính sách. Để đối tượng đó thực hiện mục tiêu mà chủ thể chính sách mong đợi.
Đối tượng của chính sách có thể nói chung là xã hội, cũng có thể là từng cá nhân trong xã hội. Sự tác động của chính sách vào cá nhân được thể hiện ở chỗ làm tăng động cơ hoạt động của các cá nhân, định hướng hoạt động của cá nhân vào một mục tiêu xã hội nào đó.
Tác động của chính sách trước hết phải gây ra biến đổi xã hội phù hợp với mục tiêu mà các nhà mà các nhà hoạch định chính sách đặt ra. Biến đổi xã hội là một khái niệm xã hội học. Theo Diddens, biến đổi xã hội là “sự thay đổi trong cấu trúc cơ bản của xã hội hoặc nhóm xã hội”. Giddens cũng cho rằng “Biến đổi xã hội là một hiện tượng luôn hiện hữu trong đời sống xã hội, và ngày càng trở nên đặc biệt đáng quan tâm trong kỷ nguyên hiện đại”.
Như vậy, có thể nói, chính sách luôn dẫn tới biến đổi xã hội. Tuy nhiên, chính sách không phải lúc nào cũng gây ra những tác động làm biến đổi xã hội phù hợp với mong muốn của chủ thể quản lý (người ra quyết định chính sách). Nó có thể nhất thời phù hợp, nhưng lâu dài lại không phù hợp nữa. Hoặc là nó phù hợp trên những định hướng chủ yếu, nhưng lại đi kèm những yếu tố bất lợi.
Mục tiêu của chính sách được hiểu là mục tiêu của hệ thống mà chính sách phục vụ. Khi thiết kế mục tiêu cho chính sách, các nhà quản lý luôn quan tâm tới hai loại mục tiêu: mục tiêu công bố và mục tiêu ngầm định.
- Mục tiêu công bố là mục tiêu được nói hoặc viết ra công khai. Chính sách nào cũng có mục tiêu công bố, có những mục tiêu được viết ra dưới dạng
29
thiết chế thành văn (thiết chế công bố thành văn), cũng có những mục tiêu công bố bất thành văn.
- Mục tiêu ngầm định là mục tiêu không được tuyên bố công khai, nhưng những thiết chế ngầm định trong chính sách sẽ buộc hệ thống định hướng theo mục tiêu đó. Các nhà quản lý thông minh luôn biết đặt các mục tiêu ngầm định trong chính sách. Nó buộc hệ thống, dù muốn hay không vẫn phải tuân thủ bàn tay vô hình của mình.
Chính sách không thể đi vào cuộc sống bằng những lời kêu gọi suông, mà nó phải sử dụng các phương tiện để tác động vào xã hội. Sự tác động này là tác động vào những con người cụ thể trong xã hội, hơn nữa là những con người thuộc một nhóm người nào đó trong xã hội. Kết quả của việc tác động thường diễn ra theo hai hướng: thúc đẩy hoặc kìm hãm việc thực hiện mục tiêu của chính sách. Các chính sách thường sử dụng hai loại phương tiện chính để tác động vào xã hội là phương tiện vật chất và phương tiện tinh thần.
Vận dụng cơ sở lý thuyết của xã hội học, chúng ta xác định, chính sách được đặt ra nhằm tác động vào một nhóm xã hội, để hướng nhóm này theo đúng mục tiêu mà chủ thể quyền lực đặt ra. Có thể chia tác động của chính sách ra làm 3 loại chính như sau:
- Tác động dương tính của chính sách: là những tác động dẫn đến những kết quả phù hợp với mục tiêu của chính sách. Tác động dương tính là loại tác động mà cơ quan quyết định chính sách mong muốn đạt tới;
- Tác động âm tính của chính sách: là những tác động dẫn đến các kết quả ngược lại với mục tiêu của chính sách. Chính sách nào cũng có thể kèm theo những tác động âm tính;
- Tác động ngoại biên của chính sách: là những tác động dẫn đến những kết quả nằm ngoài dự liệu của của cơ quan quyết định chính sách. Trong tác động ngoại biên , người ta lại thấy xuất hiện các loại ngoại biên:
+ Tác động ngoại biên dương tính, là loại tác động ngoại biên góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách;
30
+ Tác động ngoại biên âm tính, là loại tác động ngoại biên dẫn tới sự giảm thiểu hiệu quả của chính sách.